Trong thời kì toàn cầu hoá, liệu toàn bộ loài người chỉ nên sử dụng duy nhất một ngôn ngữ?

  1. Triết học

  2. Ngoại ngữ

  3. Xã hội

Trong thời đại toàn cầu hoá, nhu cầu tương tác giữa các cá nhân, cá thể, tập đoàn, và quốc gia ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn là một rào cản lớn để các tương tác đấy trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Theo các bạn, liệu trong tương lai loài người chỉ nên sử dụng một ngôn ngữ duy nhất?

Từ khóa: 

toàn cầu hóa

,

ngôn ngữ

,

văn hoá

,

xã hội

,

triết học

,

ngoại ngữ

,

xã hội

Mình nghĩ là nên có ngôn ngữ chung, nhưng không nên (và có vẻ là không thể) có ngôn ngữ duy nhất.

  • Tại sao nên có ngôn ngữ chung?

Một ngôn ngữ chung sẽ giúp con người tiến bộ nhanh hơn. Việc giao lưu tương tác, giao thương, hợp tác, v.v. sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Sẽ không còn chi phí về thời gian, tiền bạc, v.v. cho việc dịch các hợp đồng, không có các thiệt hại phát sinh do hiểu lầm các văn bản.

Thứ gì cần thiết thì tự nó sẽ xuất hiện. Trước đây có một khu vực rộng lớn ở châu Á mà người ta dùng chung một loại chữ viết, hay gần như cả châu Âu đều hiểu một ngôn ngữ (điều này đúng cho tới tận ngày nay). Có cả những nỗ lực để tạo ra một ngôn ngữ chung "nhân tạo", chẳng hạn như Esperanto.

  • Tại sao không nên và không thể có một ngôn ngữ duy nhất cho loài người?

Một ngôn ngữ chung là cần thiết, nhưng một ngôn ngữ duy nhất là vô lý. Ngay cả Esperanto cũng được tạo ra với mục đích trở thành một ngôn ngữ thứ hai cho loài người, chứ không phải ngôn ngữ duy nhất con người cần biết.

Lý do cơ bản cho điều này là, ngôn ngữ là công cụ giúp con người giao tiếp, truyền đạt các tư tưởng, khái niệm, v.v., nhưng các tư tưởng và khái niệm lại có tính địa phương rất cao, và ngôn ngữ thì không ngừng biến đổi.

Nói cách khác, con người ở những nơi khác nhau thì có cách suy nghĩ khác nhau và có những khái niệm khác nhau. Chỉ cần google, bạn sẽ thấy có những màu sắc có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ khác, có những cảm xúc có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ khác. Khi bạn sống ở một quốc gia khác, hay chỉ đơn giản là một vùng miền khác, bạn sẽ thấy rằng thái độ và cảm xúc của con người với cùng một hiện tượng là khác nhau, rằng con người có những thú vui khác nhau, những niềm tin khác nhau. Cao hơn nữa, chúng ta thấy rằng văn hóa là thứ có tính địa phương.

Ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa, lịch sử, truyền thống, tư tưởng, vì thế ngôn ngữ cũng mang tính địa phương. Ngay cả trong cùng một quốc gia, trẻ em cùng học một thứ ngôn ngữ, mà mỗi vùng miền cũng có ngôn ngữ đặc trưng, thì việc cả thế giới dùng chung một ngôn ngữ là điều không thể.

Con người ở đâu cũng có lòng tự tôn và muốn duy trì truyền thống và văn hóa của mình, nên dù có muốn xóa xổ một ngôn ngữ cũng rất khó. Ví dụ, sau hơn một ngàn năm, người Việt vẫn nói tiếng Việt.

Ngay cả khi bằng một nỗ lực tuyệt vọng để thống nhất ngôn ngữ, người ta tiêu diệt toàn bộ loài người và chỉ để một nhóm nhỏ sống sót (một nhóm hoàn toàn có chung ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa), thì khi nhóm người đó phân tán khắp thế giới, họ sẽ lại có lịch sử riêng, văn hóa riêng, và những ngôn ngữ riêng. Có những quốc gia mà từ hàng ngàn năm trước có chung nguồn gốc, nhưng ngày nay đã không còn dùng chung ngôn ngữ. Hay để gần gũi hơn, người Việt ở miền Nam dùng thứ tiếng Việt khác với người Việt ở miền Bắc. Nhiều người Việt không hiểu tiếng Quảng Nam. Tiếng Anh ở Mỹ, Úc, Scotland, Wales, England, Ireland, Ấn Độ, Singapore, v.v. là những thứ tiếng Anh khác nhau, và trong không ít trường hợp người ta không hiểu được nhau.

Tóm lại, mình có thể hình dung ra một tương lai mà có một ngôn ngữ ai cũng hiểu, nhưng không thể hình dung ra tương lai mà cả loài người chỉ có một ngôn ngữ.

Trả lời

Mình nghĩ là nên có ngôn ngữ chung, nhưng không nên (và có vẻ là không thể) có ngôn ngữ duy nhất.

  • Tại sao nên có ngôn ngữ chung?

Một ngôn ngữ chung sẽ giúp con người tiến bộ nhanh hơn. Việc giao lưu tương tác, giao thương, hợp tác, v.v. sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Sẽ không còn chi phí về thời gian, tiền bạc, v.v. cho việc dịch các hợp đồng, không có các thiệt hại phát sinh do hiểu lầm các văn bản.

Thứ gì cần thiết thì tự nó sẽ xuất hiện. Trước đây có một khu vực rộng lớn ở châu Á mà người ta dùng chung một loại chữ viết, hay gần như cả châu Âu đều hiểu một ngôn ngữ (điều này đúng cho tới tận ngày nay). Có cả những nỗ lực để tạo ra một ngôn ngữ chung "nhân tạo", chẳng hạn như Esperanto.

  • Tại sao không nên và không thể có một ngôn ngữ duy nhất cho loài người?

Một ngôn ngữ chung là cần thiết, nhưng một ngôn ngữ duy nhất là vô lý. Ngay cả Esperanto cũng được tạo ra với mục đích trở thành một ngôn ngữ thứ hai cho loài người, chứ không phải ngôn ngữ duy nhất con người cần biết.

Lý do cơ bản cho điều này là, ngôn ngữ là công cụ giúp con người giao tiếp, truyền đạt các tư tưởng, khái niệm, v.v., nhưng các tư tưởng và khái niệm lại có tính địa phương rất cao, và ngôn ngữ thì không ngừng biến đổi.

Nói cách khác, con người ở những nơi khác nhau thì có cách suy nghĩ khác nhau và có những khái niệm khác nhau. Chỉ cần google, bạn sẽ thấy có những màu sắc có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ khác, có những cảm xúc có ở ngôn ngữ này mà không có ở ngôn ngữ khác. Khi bạn sống ở một quốc gia khác, hay chỉ đơn giản là một vùng miền khác, bạn sẽ thấy rằng thái độ và cảm xúc của con người với cùng một hiện tượng là khác nhau, rằng con người có những thú vui khác nhau, những niềm tin khác nhau. Cao hơn nữa, chúng ta thấy rằng văn hóa là thứ có tính địa phương.

Ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa, lịch sử, truyền thống, tư tưởng, vì thế ngôn ngữ cũng mang tính địa phương. Ngay cả trong cùng một quốc gia, trẻ em cùng học một thứ ngôn ngữ, mà mỗi vùng miền cũng có ngôn ngữ đặc trưng, thì việc cả thế giới dùng chung một ngôn ngữ là điều không thể.

Con người ở đâu cũng có lòng tự tôn và muốn duy trì truyền thống và văn hóa của mình, nên dù có muốn xóa xổ một ngôn ngữ cũng rất khó. Ví dụ, sau hơn một ngàn năm, người Việt vẫn nói tiếng Việt.

Ngay cả khi bằng một nỗ lực tuyệt vọng để thống nhất ngôn ngữ, người ta tiêu diệt toàn bộ loài người và chỉ để một nhóm nhỏ sống sót (một nhóm hoàn toàn có chung ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa), thì khi nhóm người đó phân tán khắp thế giới, họ sẽ lại có lịch sử riêng, văn hóa riêng, và những ngôn ngữ riêng. Có những quốc gia mà từ hàng ngàn năm trước có chung nguồn gốc, nhưng ngày nay đã không còn dùng chung ngôn ngữ. Hay để gần gũi hơn, người Việt ở miền Nam dùng thứ tiếng Việt khác với người Việt ở miền Bắc. Nhiều người Việt không hiểu tiếng Quảng Nam. Tiếng Anh ở Mỹ, Úc, Scotland, Wales, England, Ireland, Ấn Độ, Singapore, v.v. là những thứ tiếng Anh khác nhau, và trong không ít trường hợp người ta không hiểu được nhau.

Tóm lại, mình có thể hình dung ra một tương lai mà có một ngôn ngữ ai cũng hiểu, nhưng không thể hình dung ra tương lai mà cả loài người chỉ có một ngôn ngữ.

Nếu tất cả mọi người trên thế giới đều nói 1 loại ngôn ngữ chung thì phần bản sắc cốt lõi của mỗi quốc gia sẽ bị biến mất. Ví dụ, người Việt Nam đã được biết đến với chủ nghĩa anh hùng và lòng yêu nước của họ thông qua các lời ca của họ. Hay ai cũng nghĩ đến Pháp là vùng đất của sự lãng mạn vì tiếng Pháp là ngôn ngữ của tình yêu.

Mình cảm thấy sự thay đổi ngôn ngữ toàn cầu này là một mối đe dọa lớn đối với bản sắc, văn hóa và lịch sử của con người mặc dù nó giúp giảm bớt rào cản ngôn ngữ.