Trồng rau sân thượng, nông nghiệp trên cao
"Xu hướng nông nghiệp đô thị quy mô nhỏ đang diễn ra ở nhiều đô thi trên khắp thế giới, từ Paris, New York đến Singapore. Tuy nhiên, tháp Jian Mu đưa nó lên một tầm cao mới. Cách tiếp cận như vậy có tiềm năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế thành phố trong tương lai, vì nó tham gia vào một trong những thách thức kiến trúc cấp bách nhất hiện nay là: Làm thế nào để tích hợp thế giới tự nhiên vào việc xây dựng công trình", ông Carlo Ratti, người sáng lập của CRA kiêm giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
CRA giải thích: “Tháp Jian Mu là không gian vàng trong Khu Thương mại Trung tâm của Thâm Quyến, do đó chúng tôi tận dụng tối đa khoảng 10.000 mét vuông trên mặt tiền của nó để trồng trọt”.
Trang trại thủy canhthẳng đứng này sẽ sản xuất ước tính 270.000 kg (gần 300 tấn) thực phẩm mỗi năm, đủ để đáp ứng nhu cầu cho khoảng 40.000 người. Trang trại đặc biệt này cũng thiết lập thành một chuỗi cung cấp lương thực tự sản- tự tiêu, bao gồm các khâu từ trồng trọt, thu hoạch, bán và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả đều trong cùng một tòa nhà.Tháp Jian Mu hiện đã được nhượng quyền cho công ty siêu thị Wumart của Trung Quốc và đơn vị này vẫn có sự tham gia vận hành của các chuyên gia nông nghiệp và kỹ thuật người Ý. Ông Ratti cho biết thêm: “Ngoài việc sản xuất thực phẩm, trang trại của tháp Jian Mu còn giúp che nắng nóng và bức xạ mặt trời - một vấn đề quan trọng trong các tòa nhà cao tầng hiện nay.
Đội ngũ chuyên về các phương pháp tiếp cận sáng tạo trong nông nghiệp, trang trại của tòa tháp hiện vẫn đang “tối ưu hóa mọi khâu” để sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác nhau, từ salad rau xanh, trái cây đến các loại thảo mộc thơm, đồng thời vẫn đạt hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, các hoạt động hàng ngày của trang trại thẳng đứng chọc trời này như tưới tiêu, bón chất dinh dưỡng và các vấn đề khác đều được vận hành song song với nhau theo nhiều cách khác nhau và được quản lý bởi một "nhà nông học ảo" được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Nguyễn Văn Ánh - Giám Đốc Công ty Cổ Phần Ăn Sạch Uống Sạch – một trong những đơn vị Startup tiên phong lĩnh vực thiết kế thi công vườn rau tại gia đã chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất cản trở ước mơ xây dựng mô hình rau sạch của người dân thành phố được thực hiện đó là vấn đề chăm sóc thường xuyên, diệt trừ sâu bệnh và chi phí đầu tư. Nhiệm vụ của nhà cung cấp là nghiên cứu những giải pháp đáp ứng với từng điều kiện và nhu cầu sử dụng của khách hàng, thiết kế bố trí vườn rau thích hợp nhất sao cho tổng giá trị đầu tư ban đầu cùng chi phí chăm sóc sẽ bằng hoặc thấp hơn chi phí mà khách hàng phải chi trả cho việc mua rau sạch bên ngoài.”
Có thể thấy, mô hình rau sạch mà các Startup nông nghiệp mang đến thị trường là giải pháp ưu Việt lâu dài cho cuộc sống sinh hoạt của mọi gia đình, không những thế còn bảo vệ sức khỏe, giảm được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Họ sở hữu đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên môn cao, có những phương pháp gia tăng năng suất rau hiệu quả khi nói không với phân bón hóa học.
“Người dân trong các khu vực có thể thưởng thức những mặt hàng nông sản tươi từ những trang trại này tại các siêu thị, hay chứng kiến toàn bộ quy trình nuôi trồng để cho ra thành phẩm”, Giám đốc Chow chia sẻ.
Giáo sư Paul Teng – một chuyên gia về an ninh lương thực – cho rằng không bao giờ là quá muộn khi khai thác và chuyển hướng sử dụng những không gian trống. Tuy nhiên, sự thành công của các nông trại trên mái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó gồm lựa chọn loại rau và phương pháp trồng thích hợp. Ông nói: "Mặc dù hơn chục trang trại trên mái nhà có thể không tác động đáng kể đến toàn bộ lượng rau củ trên cả nước, nhưng ít nhiều nó cũng góp phần giảm sự phụ thuộc của Singapore vào nhập khẩu”.
Điều đặc biệt, mô hình ứng dụng cho cả thủy canh và thổ canh, tùy theo ý thích và sự lựa chọn của mỗi hộ gia đình. Đối với thủy canh thì dinh dưỡng sẽ được châm trực tiếp vào nước để nuôi cây, còn đối với hình thức trồng thổ canh, vẫn tùy thuộc vào lứa tuổi, giai đoạn và chu kỳ phát triển của cây thì hệ thống sẽ châm dinh dưỡng vào nước và tưới vào đất (ngoài phần dinh dưỡng đã bón sẵn vào đất trước lúc trồng).
Không những thế, dự án này còn hỗ trợ kỹ thuật căn bản bước đầu cho những nông dân thành thị. Đồng thời hướng dẫn và bám sát vườn rau, giúp nông dân thành thị thành thạo việc chăm sóc và không tốn nhiều thời gian.
“Bên mình có đội ngũ kỹ thuật dày kinh nghiệm là những kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ chăm sóc vườn. Thông thường sẽ bám sát cho đến khi khách hàng thành thạo, tiêu chí của tụi mình là hỗ trợ kỹ thuật trọn đời cho khách hàng, nên trong quá trình trồng, bất cứ lúc nào thắc mắc hay gặp vấn đề gì đều có thể gọi cho tụi mình. Những gì liên quan về kỹ thuật chuyên sâu thì đội ngũ sẽ đến tận nơi hỗ trợ, còn những gì đơn giản thì bên mình sẽ tư vấn trực tuyến”, anh Thành chia sẻ.
Không chỉ là về kỹ thuật hay cách thức trồng rau sân thượng, mà bất kỳ vấn đề nào liên quan như rau gì nhiều dinh dưỡng, mùa nào trồng rau gì sẽ hợp, sân thượng thiếu ánh nắng thì nên trồng những loại cây gì… Tất cả những thắc mắc của nông dân thành thị trong quá trình trồng đều được đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tận tình tư vấn, hỗ trợ.
Skyfarm được thiết kế dạng module thẳng đứng nhiều tầng với vật liệu chính là pvc để tạo không gian và bộ khung vững chắc. Trong khi các khay rau ở phía dưới được tưới nước, những cây ở phía trên sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời, quá trình này diễn ra luân phiên và liên tục theo một chu kỳ cố định. Thiết kế trong không gian mở của khu vườn đảm bảo tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Ngoài ra, Skyfarm nằm trong khu dân cư, khuyến khích người dân đến thăm quan, thưởng thức và mua sắm, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ thực diễn ra ở cùng một địa điểm, qua đó có thể giảm chi phí vận chuyển.
Kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, mối lo ngại xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực- thực phẩm ngày càng gia tăng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chính phủ Singapore lại càng muốn đẩy nhanh các nỗ lực này. Động thái mới nhất là việc giới chức đã tuyên bố dự án biến 9 nóc nhà của các bãi đỗ xe trở thành trang trại trên cao, với nguồn kinh phí 30 triệu đô la Singapore (22 triệu USD) để thúc đẩy sản xuất lương thực địa phương.
Samuell Ang, giám đốc điều hành của mạng lưới Edible Garden City), một công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trực tuyến cho biết: “Quan niệm sai lầm phổ biến là không có không gian để trồng trọt ở Singapore vì chúng tôi khan hiếm đất đai. Và chúng tôi muốn thay đổi câu chuyện này".
Tại một bãi đỗ container, đang thử nghiệm một hệ thống thủy canh chuyên dụng để trồng rau xanh không cần đất do một công ty Nhật Bản phát triển. Hệ thống được gắn các cảm biến theo dõi những điều kiện và yêu cầu chăm sóc nghiêm ngặt giúp cây trồng phát triển tốt mà không cần đến thuốc trừ sâu.