''Trọng nam khinh nữ'' ở Việt Nam hiện nay có còn tồn tại không?
Chỗ bạn sống còn tồn tại tư tưởng này không? Hay những nơi nào bạn đi qua ở Việt Nam vẫn còn tư tưởng này?
xã hội
Câu hỏi được gộp với Trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong xã hội hiện đại này nay không?
Còn.
Với những người còn nặng tư tưởng phong kiến, họ vẫn rất trọng việc "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Cũng phải cần vài thế hệ nữa để lứa này ra đi thì mới hết được.
Với những người "tiến bộ" về tư tưởng hơn, họ coi trọng bình quyền nam nữ hơn... thì họ vẫn còn mang tư tưởng "trọng nam khinh nữ", nhưng với một hình thức khác gọi là "ưu tiên phụ nữ". Nếu chúng ta chậm rãi nhìn lại, và đặt câu hỏi: Tại sao phải ưu tiên phụ nữ?
Thông thường, câu trả lời sẽ là "phụ nữ là phái yếu" hoặc "phụ nữ trước giờ không được coi trọng nên giờ cần coi trọng để nâng cao nhận thức",... Tôi không nói những điều này sai, tôi chỉ nói nó cũng là một hình thức phân biệt khác tinh vi hơn mà thôi. Phụ nữ và đàn ông khác nhau về thể chất, nhưng không làm cho phụ nữ yếu hơn. Đàn ông làm việc nặng là vì đàn ông thấy vui khi làm việc nặng, khi dồn hết lực làm một lần rồi nghỉ ngơi. Phụ nữ làm việc nhẹ vì họ thấy vui khi làm được nhiều việc cùng một thời gian, quán xuyến mọi thứ đâu vào đấy. Sức đàn ông tuy mạnh nhưng không bền, sức phụ nữ tuy bền nhưng không mạnh. Khác biệt về thể chất không thể đi chung với việc trọng/khinh, với việc phân biệt. Nghe cứ như là bảo "chúng ta phải tôn trọng hình tròn bởi vì hình tròn không vuông bằng hình vuông".
Tóm lại, chừng nào chúng ta không chúc mừng phụ nữ vì họ được sinh ra là phụ nữ, hoặc chừng nào chúng ta không ăn mừng 8/3 hay 20/10, khi đó chúng ta nói xã hội đã không còn trọng nam khinh nữ.
Kha Nguyen
Còn.
Với những người còn nặng tư tưởng phong kiến, họ vẫn rất trọng việc "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Cũng phải cần vài thế hệ nữa để lứa này ra đi thì mới hết được.
Với những người "tiến bộ" về tư tưởng hơn, họ coi trọng bình quyền nam nữ hơn... thì họ vẫn còn mang tư tưởng "trọng nam khinh nữ", nhưng với một hình thức khác gọi là "ưu tiên phụ nữ". Nếu chúng ta chậm rãi nhìn lại, và đặt câu hỏi: Tại sao phải ưu tiên phụ nữ?
Thông thường, câu trả lời sẽ là "phụ nữ là phái yếu" hoặc "phụ nữ trước giờ không được coi trọng nên giờ cần coi trọng để nâng cao nhận thức",... Tôi không nói những điều này sai, tôi chỉ nói nó cũng là một hình thức phân biệt khác tinh vi hơn mà thôi. Phụ nữ và đàn ông khác nhau về thể chất, nhưng không làm cho phụ nữ yếu hơn. Đàn ông làm việc nặng là vì đàn ông thấy vui khi làm việc nặng, khi dồn hết lực làm một lần rồi nghỉ ngơi. Phụ nữ làm việc nhẹ vì họ thấy vui khi làm được nhiều việc cùng một thời gian, quán xuyến mọi thứ đâu vào đấy. Sức đàn ông tuy mạnh nhưng không bền, sức phụ nữ tuy bền nhưng không mạnh. Khác biệt về thể chất không thể đi chung với việc trọng/khinh, với việc phân biệt. Nghe cứ như là bảo "chúng ta phải tôn trọng hình tròn bởi vì hình tròn không vuông bằng hình vuông".
Tóm lại, chừng nào chúng ta không chúc mừng phụ nữ vì họ được sinh ra là phụ nữ, hoặc chừng nào chúng ta không ăn mừng 8/3 hay 20/10, khi đó chúng ta nói xã hội đã không còn trọng nam khinh nữ.
Npqa Bean
Các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì đều tồn tại một số bất bình đẳng giới nhất định, nó có thể tồn tại rõ ràng nhưng đôi khi lại lại tồn tại ngầm mà chúng ta không hề hay biết.
Ví dụ như vấn đề sinh con trai hay gái, đó cũng là một biểu hiện của định kiến bất bình đẳng giới. Tại sao cứ phải sinh con trai? Con gái tại sao lại không thể nối tiếp dòng dõi? Một định kiến bất bình đẳng giới luôn tồn tại hiển nhiên trong suy nghĩ của nhiều người Việt nhưng ta lại hay bỏ qua...
Muốn phá bỏ được tình trạng bất bình đẳng giới hoàn toàn là một quá trình rất gian nan và đầy thử thách, cần đến một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cộng đồng và xã hội, trước hết là cần phải phá bỏ những suy nghĩ định kiến giới hiển nhiên đã tồn tại hàng nghìn năm qua
SaPama
Bất bình đẳng giới và quan niệm Trọng Nam Kinh Nữ sẽ luôn tồn tại. Kể cả ở những quốc gia phát triển về mặt xã hội vẫn còn vài cộng đồng và cá nhân còn suy nghĩ trọng nam kinh nữ như là về vài trò của người phụ nữ và đàn ông trong gia đình, nghề nghiệp được chọn, v.v. Kể cả khi đa số mọi người đã không còn tin vào trọng nam khinh nữ thì vẫn sẽ luôn có vài cá nhân. Cậu "tư tưởng" rất khó chết, khó bỏ.
Nhưng nếu ta nói về độ phổ biến thì đây sẽ là một câu trả lời khác.
Nói về Việt Nam, sẽ còn nhiều yếu tố như sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, độ tuổi thế hệ, giáo dục, v.v. Với những người còn nặng tư tưởng phong kiến, cổ hủ ăn sâu thì chuyện nam nên được ưu tiên là điều dĩ nhiên.
Người Việt ngày nay nói chung không còn quá Trọng Nam Khinh Nữ, mặc dù vậy, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái vẫn còn, nhưng tuỳ theo từng gia đình. Khái niệm trọng nam khinh nữ đa phần còn khá nặng tại vùng nông thôn và còn rất sâu sắc, khó bỏ.
Khi tìm nhân viên, đặc biệt là công việc nhà máy, thường sẽ thấy biển hiệu: "Ưu tiên tuyển dụng nam/nữ." Nhiều nơi có suy nghĩ rằng việc nặng nhọc cho nam, khéo tay cho nữ. Đây là một suy nghĩ dễ hiểu và phổ biến vô cùng.
Phụ nữ cũng làm nhiều hơn trong thể loại lao động tự do như bán chợ, lao động tự do thì có đặc điểm không ổn định, không được bảo vệ tự động nếu không đăng ký hợp đồng. Nam giới cũng chiếm đa phần trong các vị trí lãnh đạo, chủ doanh nghiệp.
Khi sinh con, nam đa phần được mong muốn hơn, nhưng cũng có không ít gia đình muốn con gái.
Một suy nghĩ sai lệch là chuyện này là cuộc chiến giữa nam và nữ, nhưng sự thật rằng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng, và tư tưởng là một thứ mà nam lẫn nữ có thể tin vào. Quan niệm trọng nam khinh nữ không phải tại đàn ông mà là từ nhiều thứ trong cuộc sống như giáo dục, môi trường, các mối quan hệ, v.v.
Phúc Lâm
Theo báo cáo từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cả nước sẽ “dư thừa” khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026. Nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Nhiều gia đình mang nặng ước muốn phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, làm chỗ dựa cho cha mẹ khi về già... Nhiều yếu tố tác động làm cho vấn đề này ngày càng trầm trọng như: Lạm dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh; quy mô gia đình nhỏ buộc các gia đình phải lựa chọn có ít nhất một con trai; nhu cầu phát triển ở một số vùng đòi hỏi nhiều lao động nam; chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm; có cả nguyên nhân do nhiều địa phương chưa đánh giá đầy đủ hệ lụy của vấn đề này, hoặc xem đây là nhiệm vụ của ngành y tế, hội phụ nữ... Chưa có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhiều đoàn thể quần chúng vẫn đứng ngoài cuộc…
Rukahn
Do lực lượng bảo thủ còn quá đông đảo
Do đội ngũ tiên tiến nửa mùa, thích nam nữ bình đẳng nhưng nữ vẫn phải phái yếu
Do tư duy nô lệ và nhận thức cửa dưới của chính phụ nữ khi đàn ông có thể hạ mình kết hôn với 1 người phụ nữ kém hơn mình về 1 vấn đề nào đó nhưng phụ nữ thì chỉ tìm hơn, ko kém
Yunie Vân
Thực ra là vẫn còn, nhưng mình hiếm gặp những trường hợp đấy rồi. Bản thân là GenZ, tiếp xúc với những bạn trẻ, mình thấy người ta có ý thức rất cao về nhân quyền, cả nam lần nữ. Đặc biệt là với những cô gái trẻ, họ có nhận thức rất tốt về giá trị cá nhân và sống rất độc lập, không phụ thuộc vào ai cả. Nên là mình thấy bình đẳng giới được ý thức một cách cao hơn tuy vẫn còn những góc khuất nào đó.
Việt Cường
Vẫn còn khá nhiều, nhất là những ông, bà đã già. Cảm giác tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Tuy nhiên mình chưa gặp trường hợp nào nào mà có thái độ quá cực đoan, chỉ là họ có sự ưu ái và thiên vị nhất định đối với con trai. Như bố mẹ mình chỉ có 2 chị em gái, họ hàng cũng hay nói ra nói vào. Nhưng bố mẹ mình chẳng bao giờ để ý, ngược lại còn rất tự hào vì 2 chị em mình đều được ăn học đàng hoàng, chị gái mình cũng đã có công ăn việc làm, gia đình hạnh phúc.
Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, phong trào đấu tranh bình đẳng giới cũng khá mạnh mẽ. Hy vọng tư tưởng này sẽ sớm lùi sâu vào quá khứ.
Trần Nam
Đỗ Văn Hoàng
Vẫn còn nha bạn, từ thực tế mình thấy. Nhưng đến 1 thế hệ nào đó, nó sẽ kết thúc thôi. Con người ngày càng văn minh hơn đúng ko nào.
Rukahn
Nó sẽ trường tồn cùng nhân loại, điều đó không chỉ được khẳng định bởi đàn ông mà còn là mong muốn từ phụ nữ ( kể cả những người tỏ ra cấp tiến)