Trọng lực thực sự hoạt động như thế nào?
Mng có đồng ý là trọng lực là một loại lực khá đặc biệt không?
Đặc biệt ở chỗ nó có tác động khác nhau lên những vật có khối lượng khác nhau.
Tại sao sức hút của nó với một chiếc lá cây mới rụng lại rất rất nhỏ, nhưng với một tảng đá, một chiếc xe tải, hoặc một con người, lại rất lớn?
Tàu con thoi phải có động cơ rất rất mạnh mới ''thoát khỏi'' bàn tay của trọng lực, nhưng các phân tử Heli, Hydro trong bóng bay lại không cần phải như thế?
Trọng lực cũng rất rất mạnh khi tồn tại trong các hố đen vũ trụ.
Tại sao?
trọng lực
,trọng trường
,quy luật
,vật lý
,kiến thức
,khoa học
- Trọng lực phụ thuộc vào khối lượng, vật nào có khối lượng càng lớn thì trọng lực nó tác động lên vật khác cũng lớn theo.
- Trọng lực đặc biệt vì nó không phải một lực, nó không có các hạt truyền tương tác, theo Einstein trọng lực chỉ là hệ quả của hiệu ứng hình học của không thời gian, tức là bạn không bị hút vào hố đen, mà bạn rơi vào nó.
- Hố đen có lực hấp dẫn cực mạnh vì nó có một điểm kì dị có khối lượng gần như lớn vô hạn, ( khối lượng tạo ra trọng lực )
Bạn có thể đọc về bản chất trọng lực tại đây :
Và hố đen tại đây :
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trường Vũ
Bạn có thể đọc về bản chất trọng lực tại đây :
Ereka!
noron.vn
Và hố đen tại đây :
Ereka!
noron.vn
Nguyễn Quang Vinh
Thực sự mình thấy trọng lực (lực hấp dẫn, trường hấp dẫn) hành xử như vậy cũng ko đặc biệt lắm (Ở đây mình không xét đến cách tác dụng của trọng lực theo Newton hay Einstein, cũng như về khái niệm hay tên gọi).
Trọng lực phụ thuộc vào khối lượng/năng lượng của 2 vật. (Khối lượng theo Newton và Khối lượng/năng lượng theo Einstein). Nên khối lượng Trái Đất là không đổi thì vật có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất càng lớn.
Nó cũng như lực điện từ, điện tích càng lớn thì lực giữa chúng (hút/đẩy ứng với trái/cùng dấu) càng lớn.
Nên ở ví dụ của bạn, khối lượng cái lá là quá nhỏ so với tảng đá hay xe cộ. Khi khối lượng Trái Đất là không đổi thì lực hấp dẫn sẽ tỷ lệ theo khối lượng của cái lá hay tảng đá và rõ ràng khối lượng khác nhau thì lực hấp dẫn cũng khác nhau.
Ở phần tiếp theo, so sánh của bạn giữa tàu con thoi và phân tử H2, He2 lại ko phải do trọng lực. Lực tác dụng vào tàu con thoi và phân tử H2 vẫn giống như ở trên. Nhưng tàu con thoi phải bay nhờ động cơ mà phân tử H2 thả ra là tự bay lên, là do lực đẩy Archimedes của vật chìm trong không khí (cũng bắt nguồn từ trọng lực, vì lực hấp dẫn là lực cơ bản mà, nhưng để đơn giản ta chỉ xét lực nổi Archimedes). Lực Archimedes của tàu con thoi là quá nhỏ so với khối lượng tàu (nhưng ko phải nhỏ nhé, nếu xem tàu là 1 hình trụ đường kính 8.7m cao 56.1m thì thể tích vào khoảng 3.330m3, khối lượng riêng không khí là 1.3kg/m3 thì lực Archimedes tương ứng khoảng 4,3 tấn, nhưng so với khối lượng tàu vào khoảng 2.000 tấn thì rõ chẳng thấm là bao). Còn H2 có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí cả chục lần nên lực Archimedes lớn hơn cả chục lần lực hấp dẫn của Trái Đất với H2 thì H2 sẽ tự bay lên thôi.
Lực hấp dẫn của hố đen (của chứ ko phải tồn tại) rất lớn vì như trên đã nói, khối lượng/năng lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. Và hố đen là nơi tập trung 1 khối lượng/năng lượng rất rất lớn tại 1 điểm nên hấp dẫn tại gần điểm tập trung là rất lớn. Nhưng nó cũng ko có gì đặc biệt vì vd 1 khối lượng bằng Trái Đất biến thành hố đen thì ở khoảng cách 6.400km tính từ tâm hố đen (tương đương với đường kính Trái Đất) trọng lực tác dụng lên bạn vẫn giống y sì như bạn đang đứng trên Trái Đất.
Điều đặc biệt ở trọng lực là khoảng cách tác dụng rất rất lớn của nó, khác với 3 lực còn lại, chỉ tác dụng ở khoảng cách gần, rất gần, cực kỳ gần mà thôi. Nhưng có cũng chỉ là 1 cái đặc biệt đặc trưng của mỗi loại lực thôi. Nếu ở khoảng cách 10^-13cm thì lực Mạnh mạnh hơn lực hấp dẫn đến 10^39 lần vậy. Mỗi cái có mỗi đặc trưng thôi.