Trong lịch sử, thời kỳ thịnh vượng nhất (về mọi mặt) của nước ta là thời kỳ nào?
Mình đang phân vân giữa thời hậu Lê và thời Trần, vì trước đây từng nghe một vài người nói vậy (không biết nhớ chính xác không, tại đã lâu rồi). Bạn nào rành về lịch sử có thể phân tích giúp mình xem triều đại nào của nước ta xuyên suốt lịch sử (từ cổ đại đến hết phong kiến) là thịnh vượng nhất? Xin cảm ơn.
lịch sử việt nam
,triều đại
,thời kỳ
,thịnh vượng
,lịch sử
Mình thấy vào thời nhà Lý (thuộc thế kỉ XI-XII) có lẽ là hưng thịnh hơn thời hậu Lê hay thời Trần, vì theo ghi chép của Toàn thư/ Việt sử lược có miêu tả :
- Năm Mậu Thìn (1028), lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thánh. Lấy tre làm núi Vạn Tuế Nam Sơn ở Long Trì: kiểu núi làm thành năm ngọn, trên đỉnh ngọn ở giữa dựng núi Trường Thọ, bên đỉnh bốn ngọn xung quanh đều đặt núi Bạch Hạc, trên núi làm hình dạng các giống chim bay thú chạy, lưng chừng núi có rồng thần cuốn quanh, cắm xen các thứ cờ, treo lẫn vàng ngọc, sai con hát thổi sáo thổi kèn trong hang núi, dâng ca tấu múa làm vui, cho các quan ăn yến.
- Năm Kỷ Mão (1039), tháng 5, động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên, châu Lộng Thạch, châu Định Biên tâu rằng trong bản xứ có hố bạc.
- Năm Nhâm Dần (1062), mùa thu, tháng 9, sai người nhặt lá vàng ở động Vũ Kiện, nhặt bạc ở huyện Hạ Liên.
---------------------------------------------------
(Trích từ : Ngàn năm áo mũ | Trần Quang Đức) :
Chu Khứ Phi (Người nhà Tống) còn cho biết: “Khe động Ung Châu cho tới đất An Nam đều có mỏ vàng, vàng ở những nơi này nhiều hơn các quận khác. Châu Vĩnh An ở Ung Quản chỉ cách Giao Chỉ (Tên nhà Tống gọi nước ta lúc bấy giờ) một con sông thôi, vịt ngan bơi đến bến nước Giao Chỉ tìm ăn rồi quay về, trong phân có lẫn vàng, ở bến nước trong địa phận nước ta thì không có. Vàng không ở trong mỏ mà ở ngoài tự nhiên, lẫn trong đất cát, nhỏ thì bằng hạt mạch, lớn thì như hạt đậu, lớn hơn to cỡ ngón tay, đều gọi là vàng sống […] Cũng có hột to bằng quả trứng gà, gọi là kim mẫu. Có được vàng này, giàu có hẳn phải biết. Giao Chỉ có mối lợi là các mỏ vàng, mua dân ta về làm nô lệ."
Còn ảnh bên dưới là toàn văn miêu tả lại của Chu Khứ Phi :
Anh Duy
Mình thấy vào thời nhà Lý (thuộc thế kỉ XI-XII) có lẽ là hưng thịnh hơn thời hậu Lê hay thời Trần, vì theo ghi chép của Toàn thư/ Việt sử lược có miêu tả :
- Năm Mậu Thìn (1028), lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thánh. Lấy tre làm núi Vạn Tuế Nam Sơn ở Long Trì: kiểu núi làm thành năm ngọn, trên đỉnh ngọn ở giữa dựng núi Trường Thọ, bên đỉnh bốn ngọn xung quanh đều đặt núi Bạch Hạc, trên núi làm hình dạng các giống chim bay thú chạy, lưng chừng núi có rồng thần cuốn quanh, cắm xen các thứ cờ, treo lẫn vàng ngọc, sai con hát thổi sáo thổi kèn trong hang núi, dâng ca tấu múa làm vui, cho các quan ăn yến.
- Năm Kỷ Mão (1039), tháng 5, động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên, châu Lộng Thạch, châu Định Biên tâu rằng trong bản xứ có hố bạc.
- Năm Nhâm Dần (1062), mùa thu, tháng 9, sai người nhặt lá vàng ở động Vũ Kiện, nhặt bạc ở huyện Hạ Liên.
---------------------------------------------------
(Trích từ : Ngàn năm áo mũ | Trần Quang Đức) :
Chu Khứ Phi (Người nhà Tống) còn cho biết: “Khe động Ung Châu cho tới đất An Nam đều có mỏ vàng, vàng ở những nơi này nhiều hơn các quận khác. Châu Vĩnh An ở Ung Quản chỉ cách Giao Chỉ (Tên nhà Tống gọi nước ta lúc bấy giờ) một con sông thôi, vịt ngan bơi đến bến nước Giao Chỉ tìm ăn rồi quay về, trong phân có lẫn vàng, ở bến nước trong địa phận nước ta thì không có. Vàng không ở trong mỏ mà ở ngoài tự nhiên, lẫn trong đất cát, nhỏ thì bằng hạt mạch, lớn thì như hạt đậu, lớn hơn to cỡ ngón tay, đều gọi là vàng sống […] Cũng có hột to bằng quả trứng gà, gọi là kim mẫu. Có được vàng này, giàu có hẳn phải biết. Giao Chỉ có mối lợi là các mỏ vàng, mua dân ta về làm nô lệ."
Còn ảnh bên dưới là toàn văn miêu tả lại của Chu Khứ Phi :
Độc Cô Cầu Bại
Trịnh Miêu Tùng Khang
Còn đây là ý kiến của mình về câu hỏi của bạn. Theo ý kiến của mình, kết hợp với quan điểm cá nhân vè cái gọi là "thời Hậu Lê" mà mình đã trình bày ở dưới, thì theo mình triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến VN là triều Lê sơ (1428 - 1527), mà đỉnh cao của nó là thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
Sở dĩ mình nêu ra quan điểm này là bởi những lý do sau (mình phân tích về thời Hồng Đức - đỉnh cao của triều Lê sơ nhé):
+ Về mặt quân sự, uy thế Đại Việt trong khu vực là cực lớn. Đánh bại Champa, cắt nước này làm 3 phần (1470); diệt Bồn Man và Lão Qua (1479).
+ Về mặt giáo dục, đây là một thời kì mà khoa cử Nho học đạt đến đỉnh cao. Thời kì này có số lượng tiến sĩ nhiều nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, các khoa thi được tổ chức đều đặn; những vị tiến sĩ đỗ đầu đều là bậc chân tài thực học, có những đóng góp tích cực cho đất nước.
+ Về mặt tổ chức bộ máy NN, đây là thời kì đã xây dựng được 1 bộ máy Nhà nước thống nhất theo cả chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều dọc là việc tổ chức một bộ máy NN thống nhất từ TW đến địa phương; theo chiều ngang là việc phân chia các cơ quan trong bộ máy NN theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, đã xuất hiện những cơ quan kiểm tra, giám sát, hạn chế quyền lực lẫn nhau (Lục khoa, Ngự sử đài). Ngự sử đài thì đời trước đã có, nhưng Lục khoa (giám sát Lục bộ) thì từ đời Thiên Hưng đế Lê Nghi Dân mới có và được hoàn thiện dưới đời vua Lê Thánh Tông.
Ở các đạo thừa tuyên, quyền lực không nằm trong tay 1 cá nhân nữa mà chia làm 3 ty: Thừa ty (lo việc hành chính, dân sự), Đô ty (lo việc quân sự) và Hiến ty (lo việc kiện tụng, kiêm luôn giám sát Thừa ty và Đô ty).
+ Về mặt pháp luật, thời kì này đã cho ra đời bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử VN (mà hiện nay còn lưu trữ được). Đó là bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều, 13 chương; nó là bộ tổng luật nhưng đã có mầm mống của sự phân chia các ngành luật. Mặc dù vẫn còn những đặc trưng cố hữu của PL phong kiến, nhưng nó cũng đã có những quy định tiến bộ nhằm bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế trong xã hội, và đưa ra những chế tài nghiêm khắc nhằm răn đe những hành vi phạm pháp của quan lại triều đình. Thậm chí, nguyên tắc "vô luật bất hình" (hiểu đơn giản là, công dân được phép làm những gì PL không cấm) vẫn còn là 1 điểm tiến bộ cho đến hôm nay ở VN, khi mà PL hiện hành VN chỉ dừng lại ở mức "Công dân được phép làm những gì PL cho phép".
Trịnh Miêu Tùng Khang
Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, thì mình muốn đưa ra 1 quan điểm riêng của mình về cái gọi là "thời Hậu Lê". Chúng ta đều biết rằng, thời Hậu Lê chia làm 2 giai đoạn: Lê sơ (1428 - 1527) và Lê trung hưng (1533 - 1788). Nhưng theo ý kiến của mình thì đây là hai giai đoạn độc lập, và chẳng liên quan gì đến nhau.
Sở dĩ mình cho rằng như vậy là bởi 2 lý do dưới đây:
+ 10 vị vua triều Lê sơ (từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng) là những vị hoàng đế nắm trọn toàn bộ quyền lực trong tay, triều đình là một khối thống nhất từ Trung ương đến địa phương, với chỉ 1 hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước mà thôi.
+ Còn 16 vị vua triều Lê trung hưng (từ Lê Trang Tông đến Lê Chiêu Thống) là những vị hoàng đế chỉ tồn tại trên danh nghĩa, quyền lực thực tế nằm trong tay Nguyễn Kim (từ năm 1545 về sau, thì nó chuyển sang cho họ Trịnh), triều đình không còn là 1 khối thống nhất từ Trung ương đến địa phương nữa đâu. Thời kì này có một thực tế tồn tại là, rất nhiều quan lại mang tiếng là tôi con vua Lê nhưng thực tế là tôi con chúa Trịnh. Lấy 1 ví dụ nhé, trong vụ án Thái tử Lê Duy Vĩ bị hại (1771) nhé, khi Phạm Huy Đĩnh tuân lệnh chúa Trịnh Sâm vào bắt Thái tử Lê Duy Vĩ; khi đó, ông ta là bề tôi chúa Trịnh đấy, chứ một bề tôi vua Lê có bao giờ dám vào tẩm cung bắt Thái tử khi chưa có lệnh không?
Hơn nữa, chúa Trịnh còn lấn át cả vua Lê nữa; chắc bạn không quên là Trịnh Tùng giết Lê Anh Tông và Lê Kính Tông, Trịnh Sâm bức hại Thái tử Lê Duy Vĩ hay Trịnh Giang vu oan cho Vĩnh Khánh đế rồi sát hại. Đặc biệt, từ năm 1718 thì chúa Trịnh Cương đã hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước bên phủ liêu, tồn tại song song với bộ máy Nhà nước bên cung vua; nói là vậy chứ quyền lực thực tế là do phủ liêu nắm hết rồi. Hiểu đơn giản nhé, phủ liêu nắm giữ thế quyền còn triều đình nắm giữ thần quyền. Tìm hiểu về quan chế Bảo Thái (1720) thì cậu sẽ thấy, tồn tại 2 hệ thống quan chức (của triều đình và của phủ liêu), vì thế nên bộ máy Nhà nước bị phình to ra một cách khủng khiếp.
+ Nữa là vấn đề huyết thống, chúng ta đều biết vua Lê Trang Tông là con vua Lê Chiêu Tông. Nhưng theo sách sử chép lại, vua Lê Chiêu Tông sinh năm Đoan Khánh thứ 2 (1506) còn vua Lê Trang Tông sinh năm 1515 (vì ông mất năm 1548, thọ 34 tuổi); cậu có tin một đứa trẻ 9 - 10 tuổi có thể đẻ con không? Theo tớ nghĩ, vua Lê Trang Tông chưa chắc là hậu duệ của Thái Tổ đâu, là Nguyễn Kim bịa ra để chiêu mộ nhân tâm nhằm diệt triều Mạc đó thôi.
Toan Huynh
Thời nay,
Hiện tại VN có số dân đông nhất trước giờ
Tỉ lệ biết chữ cao nhất
GDP Việt Nam hiện tại cao nhất lịch sử
Quân đội mạnh nhất ( cho quân đội hậu lê hay lý trần về oánh với quân đội bây giờ xem, bắn bỏ hết)
Ấy là so sánh tuyệt đối, còn so sánh tương đối với các nước khác trên thế giới ở mỗi thời đại thì mình chịu :D