Trong khi tất cả các hành tinh đều được đặt tên theo những vị thần La Mã, tại sao Sao Thiên Vương (Uranus) lại được đặt theo tên một vị thần Hi Lạp?
khoa học
Nguyên nhân là vì, khi nói đến lịch sử thiên văn học, sao Thiên Vương (Uranus) được xác định là một hành tinh vào một thời điểm rất kỳ lạ. Các hành tinh khác như Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), và Sao Thổ (Saturn) đã được biết đến từ thời cổ đại. Chúng được đặt tên tiếng Anh như ngày nay là dựa vào cái tên cũ từ thời La Mã cổ đại, những người đã xác định chúng theo tên các vị thần của họ.
Tuy nhiên người La Mã cổ đại không biết rằng Sao Thiên Vương cũng là một hành tinh. Thực tế, sao Thiên Vương có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng hầu hết con người thời kỳ đó thậm chí còn không chú ý đến nó, vì nó cực kỳ mờ và không nổi bật. Nhà thiên văn học người Hi Lạp Hipparchos của Nikaia (sống khoảng từ năm 190 – 200 trước CN) có thể đã quan sát được Sao Thiên Vương, nhưng điều hài hước về Sao Thiên Vương là nó quay quanh Mặt Trời với tốc độ cực kỳ chậm, đến nỗi Hipparchos và những người cổ đại nhìn thấy nó chỉ xem nó là một ngôi sao. Do đó, Hipparchos chỉ đơn thuần ghi nhận Sao Thiên Vương là một ngôi sao mơ hồ xa xôi, không gì thêm nữa.
Minh họa hư cấu (và lỗi thời) từ năm 1876 miêu tả nhà thiên văn học Hipparchos của Nikaia đang quan sát bầu trời đêm ở Alexandria. Trong lịch sử, Hipparchos có thể đã quan sát thấy Sao Thiên Vương, nhưng ông chỉ ghi nhận nó là một ngôi sao, không phải một hành tinh)
Trong nhiều thiên niên kỷ, không ai biết Sao Thiên Vương là một hành tinh. Hầu hết mọi người còn chẳng biết nó tồn tại. Cho đến ngày 13 tháng 3 năm 1781, nhà thiên văn học vĩ đại người Anh – Ngài William Herschel (1738 – 1822) đã quan sát thấy một thiên thể kỳ lạ. Lúc đầu, ông lầm tưởng đó là một sao chổi. Ông kể về vật thể đang tồn tại này với các nhà thiên văn khác, và họ cùng nhau quan sát. Đến ngày 23 tháng 4 năm 1781, Herschel bắt đầu nghi ngờ mạnh mẽ rằng vật thể mà ông và các đồng nghiệp đang quan sát, trên thực tế, là một hành tinh. Rất nhiều nhà thiên văn khác cũng nghi ngờ điều đó. Đến năm 1783, hầu hết các nhà thiên văn đều nhất trí rằng thiên thể mà Herschel đang quan sát chính xác là một hành tinh.
Đó là một tin chấn động. Sao Thiên Vương là hành tinh đầu tiên do con người hiện đại tìm thấy. Vào thời điểm đó, chẳng ai có thể nhớ nổi lần gần nhất mà một hành tinh được phát hiện là khi nào. Ý tưởng về việc ngoài kia có thể có thêm nhiều hành tinh khác nữa làm cho mọi người ngạc nhiên.
Hình 3: Chân dung Ngài William Herschel, người khám phá ra Sao Thiên Vương, vẽ năm 1785)
Ngài William Herschel, người xác định Sao Thiên Vương là một hành tinh, muốn đặt tên hành tinh này theo tên vua George Đệ tam, trị vì Vương quốc Anh vào thời điểm đó. Herschel muốn đặt tên cho hành tinh mới là George Sidus, tên Latin có nghĩa là “ngôi sao của George.” Trong một bức thư gửi cho Joseph Banks, Herschel viết:
“Thời hoàng kim của thời kỳ cổ đại, người ta đặt tên cho Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter) và Sao Thổ (Saturn) dựa theo tên các anh hùng và các vị thần của họ. Trong thời đại triết học như ngày nay, thật khó khi dùng cách tương tự để gọi nó là Juno, Pallas, Apollo hay Minerva, tên của những vị thần trên thiên đàng. Điều được quan tâm nhất của bất kỳ sự việc hay sự kiện đáng nhớ nào, có lẽ là thời điểm xảy ra của nó. Nếu sau này trong tương lai người ta có hỏi tới, hành tinh cuối cùng được tìm ra khi nào? Đó là một câu trả lời vô cùng chính đáng rằng “Dưới thời trị vì của vua George Đệ tam.”
Đối với Herschel, điều đó đã được ấn định. Tên của hành tinh mới là George Sidus, theo tên người trị vì Vương quốc Anh.
Hình 4: Chân dung chính thức của vua George Đệ tam của Vương quốc Anh, vẽ năm 1762 bởi họa sĩ người Scotland Allan Ramsay. Ngài William Herschel muốn đặt tên Sao Thiên Vương theo tên vị vua này)
Không cần phải nói, những người ngoài Vương quốc Anh không mặn mà gì với ý tưởng đặt tên hành tinh mới theo hoàng gia Anh. Một nhà thiên văn học người Pháp tên là Jérôme Lalande (1732 – 1807) cho rằng đương nhiên hành tinh mới nên lấy tên là “Herschel”, người đã khám phá ra nó, Ngài William Herschel.
Tên này khá phổ biến, tuy nhiên Herschel không mấy thích thú với ý tưởng này, và còn nhiều đề xuất khác nữa. Vài người gợi ý rằng hãy đặt tên cho hành tinh mới là “Sao Hải Vương – Neptune” thần biển cả của người La Mã. Vào tháng 3 năm 1782, nhà thiên văn người Đức Johann Elert Bode (1747 – 1826) nói rằng hành tinh mới nên lấy tên là “Sao Thiên Vương – Uranus”. Ông lý giải rằng tên của hành tinh mới nên xuất phát từ thần thoại cổ điển để phù hợp với tên các hành tinh khác.
Hơn nữa, Bode chỉ ra rằng thứ tự của các hành tinh theo khoảng cách từ Mặt Trời lần lượt là: Sao Thủy (Mercury), Sao Kim (Venus), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), và hành tinh mới. Trong thần thoại cổ, Saturn là cha của Jupiter, còn Uranus là cha của Saturn, vì vậy cái tên “Uranus” thật hợp lý. Vì hình như Bode biết một chút về thần thoại cổ, có vẻ ông ấy đã trộn lẫn tên Latin và tên Hi Lạp với nhau một chút. Cái tên Uranus mất gần một thế kỷ mới được người ta biết tới, nhưng cuối cùng, nó cũng làm được.
Hình 5: Johann Elert Bode, nhà thiên văn học người Đức đặt tên cho Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương (Neptune), được phát hiện ra sau này, cuối cùng lại được đặt tên theo một vị thần La Mã, nhưng Sao Thiên Vương thì lại được đặt theo tên một vị thần Hi Lạp. Sao Thiên Vương ban đầu không được đặt theo tên một vị thần, suýt chút nữa thì nó đã mang tên vua George đệ tam. Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra với danh tiếng quá cố của vua George Đệ tam khi có một hành tinh mang tên ông ấy.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hoang Nhat Hoang