Trống đồng Đông Sơn

  1. Lịch sử

1. Khái quát chung về trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước

Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ.

https://cdn.noron.vn/2021/06/16/2661027752094208-1623813240.png

2. Đặc điểm của trống đồng Đông Sơn

Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến.

Hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời .

https://cdn.noron.vn/2021/06/16/700037263334003-1623813326.png

3 .Hoa văn trống đồng

Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên

Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao mười hai cánh hoặc mười bốn cánh xung quanh có mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí

Một số nhà khảo cổ học cho rằng, những hình chim trang trí trên mặt trống là chim lạc, vật tổ của người Lạc Việt.

Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.

Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

https://cdn.noron.vn/2021/06/16/700037263334008-1623813611.png
Từ khóa: 

lịch sử

Không biết bạn có biết thêm thông tin gì về văn hóa Đông Sơn k

Trả lời

Không biết bạn có biết thêm thông tin gì về văn hóa Đông Sơn k