Trong chiến tranh Nguyên Mông, nhờ đâu mà nhà Trần có thể dồn thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc thành công?
Thấy câu hỏi của bạn Artemis trên Facebook khá hay nên đem lên đây cho Noron cùng thảo luận:
Trong chiến tranh chống Mông-Nguyên, thủy quân nhà Trần có quân số bao nhiêu, trang bị những gì, mạnh tới đâu mà có thể đe thủy quân nhà Nguyên vào bãi cọc không ra được để rồi bị cọc xiên bằng sạch. Phải biết thủy quân nhà Nguyên gần như là hạm đội lớn mạnh nhất thế giới thời kỳ đó, muốn đe họ vào bãi cọc không ra được thì phải có hạm đội đủ mạnh, nếu nhà Trần chỉ dựa vào mấy chiếc Mông Đồng và thuyền nhẹ chèo tay thì làm chuyện đó bằng cách nào?
chiến tranh nguyên mông
,nhà trần
,sử việt
,tinh hoa việt nam
,lịch sử
Thủy quân của quân Nguyên ko hề yếu, trước trận Bạch Đằng chúng ta cũng đánh kha khá thủy chiến với quân Nguyên, và đa phần là thua nếu là đánh sòng phẳng 2 bên lao vào nhau đâm chém.
Vấn đề lớn nhất của quân Nguyên khi đánh nhà Trần là lương thực, do số lượng quân đội lớn, một phần ko nhỏ lương thực phục vụ cho việc nuôi quân của quân Nguyên, Mông thường là nhờ cướp bóc. Tuy nhiên, với chính sách vườn ko nhà trống, đánh tiêu hao vừa đánh vừa lùi của nhà Trần khiến cho quân Nguyên ko đủ lương thực nuôi quân.
Thêm vào đó, một phần lương thực của quân Nguyên bị phá hủy do bão biển trong quá trình vận chuyển, 1 phần bị tiêu hủy ở trận Vân Đồn. Vì thế ban đầu là quân Nguyên chủ động rút lui về theo đường sông Bạch Đằng chứ ko phải là bị đẩy vào đó.
Việc bị dụ sâu vào bên trong thì do trong quá trình rút lui, nhà Trần cho quân ra đánh rồi giả vờ thua chạy vào bên trong. Quân Nguyên trúng kế dụ địch nên đuổi theo và sau đó mắc cạn vào bãi chông khi thủy triều xuống và cuối cùng là bị tiêu diệt hoàn toàn. Người ta vẫn có câu "kiêu binh tất bại", các tướng lĩnh của quân Nguyên đều quá kiêu ngạo, thấy quân nhà Trần giả thua thì thừa thắng truy kích nên rơi vào bẫy. Mà hẳn là cũng do cay nữa, đánh thì hầu hết là thắng, chiếm được cả kinh thành mà ko làm gì được phải cúp đuôi rút về, tâm lý muốn thắng 1 trận lớn để gỡ lại danh dự là chuyện bt. Tóm lại, lý do là tại leader ngu.
Ghost Wolf
Thủy quân của quân Nguyên ko hề yếu, trước trận Bạch Đằng chúng ta cũng đánh kha khá thủy chiến với quân Nguyên, và đa phần là thua nếu là đánh sòng phẳng 2 bên lao vào nhau đâm chém.
Vấn đề lớn nhất của quân Nguyên khi đánh nhà Trần là lương thực, do số lượng quân đội lớn, một phần ko nhỏ lương thực phục vụ cho việc nuôi quân của quân Nguyên, Mông thường là nhờ cướp bóc. Tuy nhiên, với chính sách vườn ko nhà trống, đánh tiêu hao vừa đánh vừa lùi của nhà Trần khiến cho quân Nguyên ko đủ lương thực nuôi quân.
Thêm vào đó, một phần lương thực của quân Nguyên bị phá hủy do bão biển trong quá trình vận chuyển, 1 phần bị tiêu hủy ở trận Vân Đồn. Vì thế ban đầu là quân Nguyên chủ động rút lui về theo đường sông Bạch Đằng chứ ko phải là bị đẩy vào đó.
Việc bị dụ sâu vào bên trong thì do trong quá trình rút lui, nhà Trần cho quân ra đánh rồi giả vờ thua chạy vào bên trong. Quân Nguyên trúng kế dụ địch nên đuổi theo và sau đó mắc cạn vào bãi chông khi thủy triều xuống và cuối cùng là bị tiêu diệt hoàn toàn. Người ta vẫn có câu "kiêu binh tất bại", các tướng lĩnh của quân Nguyên đều quá kiêu ngạo, thấy quân nhà Trần giả thua thì thừa thắng truy kích nên rơi vào bẫy. Mà hẳn là cũng do cay nữa, đánh thì hầu hết là thắng, chiếm được cả kinh thành mà ko làm gì được phải cúp đuôi rút về, tâm lý muốn thắng 1 trận lớn để gỡ lại danh dự là chuyện bt. Tóm lại, lý do là tại leader ngu.
Nam Cung Minh Hồng
Trước khi cho bạn số liệu cụ thể những vấn đề bạn hỏi thì phải xác nhận một chút về quân đội nhà Nguyên. Đội quân của nhà Nguyên (Mông Cổ) không hề mạnh về thủy quân mà họ mạnh nhất là thiết kỵ quân tức là đánh bộ. Họ ở vùng sa mạc trước khi nam tiến xuống tiêu diệt nhà Tống thì làm gì giỏi thủy quân được?
Mà bạn dẫn chứng thuyền to (chiến hạm) thì đúng nhưng đâu cứ phải chiến hạm là không tiêu diệt được. Chiến tranh kiểu lấy yếu đánh mạnh,lấy nhiều đánh ít áp dụng từ thời tiêu diệt 10 vạn quân Nam Hán của Ngô Quyền từ năm 938 lận.
Chiến hạm mạnh và lớn chính là điểm bất lợi của quân đội nhà Nguyên cộng thêm sự chủ quan vì trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3 năm 1287 thì hai lần nhà Trần cho hạm đội nhà Nguyên tiến trên đường sông tiến vào Đại Việt 1 cách dễ dàng. Đến khi chiến hạm thực sự của nhà Nguyên đi vào địa phận Đại Việt qua vùng Bạch Đằng giang thì nhà Trần cho thuyền khua nhẹ ra khêu khích rồi sau đó vào bờ dẫn dụ hạm đội nhà Nguyên vào sâu rồi khi nhận ra vấn đề lại không thể quay đầu kịp mà nước sông rút thì rơi ngay vào bãi cọc.
Một thuyết khác đặt ra là nhà Trần có một tay bơi thiện tài đã dùng dùi đục thủng hạm đội của nhà Nguyên là Yết Kiêu (Phạm Hữu Thế). Tuy nhiên, giả thuyết này không vững vì một người không thể có đủ sức diệt được số lớn chiến hạm của nhà Nguyên được.
Nguyễn Quang Vinh
Đầu tiên là do địch khinh địch nên dễ bị dẫn dụ vào sâu bên trong.
Nữa thì theo mình bãi cọc khá lớn. Vì có thuyết cho rằng cọc đã được cắm từ 2 cuộc chiến lần 1 và lần 2, lần 3 là cắm thêm. Vả lại sông Bạch Đằng ngày xưa hẹp hơn ngày nay nên các bãi cọc đc cắm ngang cả sông, thuyền vào rồi thì ko có chỗ nào né được cả.
Thêm nữa quân Nguyên tuy hạm đội lớn mạnh nhưng vào phải nơi chật hẹp. Thì đông mấy cũng chỉ những thuyền đi đầu là có thể chiến đấu. Nhà Trần chỉ cần 1 lượng nhỏ thuyền tương đương đủ để chặn ngang đường tiến quân của quân Nguyên trên sông, đánh theo kiểu cầm cự thì quân Nguyên khó có thể tiến mà lùi cũng ko xong. Đến khi nước rút thì các bãi cọc đã đâm vào đáy thuyền rồi. Sau lúc này thì ko còn gì để nói nữa.
Thất bại này cũng do quân Nguyên quá chủ quan. Nếu thủy - lục cùng tiến thì cũng ko đến nỗi nào.
Tóm lại, quân Trần dẫn dắt quân Nguyên vào bãi cọc lớn rồi chẹn lại 1 chỗ làm quân Nguyên dồn ứ lại nhưng ko thể tác chiến theo đội hình đầy đủ. Mà rút đi cũng ko dám vì sợ tập kích sau lưng. Sau thời gian cầm cự, triều xuống, quân Nguyên bị mắc vào cọc ko thể di chuyển hoặc di chuyển riêng lẽ và bị dồn vào các bãi ở hạ lưu. Lúc này thì thuyền quân Nguyên ko di chuyển đc thì như cá trên thớt thôi. Quân Nguyên hoặc là ko biết đến trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, hoặc là quá chủ quan do 2 lần tấn công 1, 2 đã dễ dàng qua đây nên chủ quan, dẫn đến kết cục thảm bại như vậy.
Hoàng Vũ Anh
Trận Bạch Đằng lần xâm lược thứ ba hả bạn?