Trồng Chà Là ở đồng bằng sông cửu long
Cây chà là có tên khoa học là Phoenix dactylifera, thuộc họ cau. Chà là có hàng trăm giống và được trồng phổ biến trên thế giới. Cây có nguồn gốc từ Trung Đông và Bắc Phi, trồng nhiều ở Trung Đông, khối Ả Rập, Ấn Độ, Israel. Sau đó, lan rộng ra toàn thế giới.
Cây có chiều cao trung bình bình từ 15-25m, tương tự cây dừa. Lá giống như lá dừa nhưng cuống lá có nhiều gai nhọn. Quả chà là có hình bầu dục. Còn sống quả có màu xanh khi quả già có màu vàng, chín ngả màu nâu sậm, ăn có vị hơi chát. Quả chín có mùi thơm dễ chịu, chứa nhiều đường có thể dùng ăn tươi hoặc sấy khô.
Giống chà là tươi Barhi có giá bán rất cao, 500.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, nhà nông nên phòng tránh bệnh xì mủ do nấm Phytophthora gây ra.
Cây chà là có thể trồng được ở ĐBSCL. Có thể trồng ở đất thấp, rồi lên liếp trồng như những liếp xoài, bưởi. Cây cũng có thể trồng ở những nơi đất cao như trồng cây cao su ở miền Đông Nam bộ.
Tuy nhiên, khi trồng ở đất nào, người nông dân Thái Lan cũng lấy cây giống mới từ nước Anh về với giá vô cùng đắt, khoảng 200 USD/cây. Đây là những cây giống do người Anh nhân lên bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sau đó, giống cây họ bán đi cũng từ nguồn gốc này.
Sau ba năm trồng thì cây cho thu hoạch với giá bán trái tươi rất cao khoảng 300.000-400.000 đồng/kg.
Tại Thái Lan, người ta trồng cây ở khoảng cách 8x8 m, năng suất của cây dao động khoảng 200 kg/cây. Tại tỉnh Kanchaburi tuổi thọ của cây có thể lên đến 100 tuổi. Quả ngoài dùng ăn tươi, người ta dùng làm nhiều sản phẩm như bánh kẹo, sôcla...
Dù là cây sa mạc nhưng chà là cần một nguồn nước lớn. Cây có nhu cầu nước cao, thích hợp ở nơi có lượng mưa cao khoảng 2.000 mm/năm. Nên mùa khô cần phải tuới thì cây mới có năng suất.