Trong câu chuyện AirVisual, thầy Vũ Khắc Ngọc, HOCMAI và cộng đồng mạng, rốt cuộc ai là người sai nhất?
Các chủ thể đánh giá:
- AirVisual: app công nghệ, công bố chỉ số ô nhiễm không khí AQI của các thành phố lớn, trong đó thể hiện Hà Nội là thành phố nhiễm nhất thế giới. Sau khi bị Vũ Khắc Ngọc đăng đàn bóc phốt, kêu gọi tẩy chay, cư dân mạng Việt Nam đồng loạt xóa app, vote 1*, khiến AirVisual phải rút app khỏi iOS & android tại Việt Nam. Trước sự việc này, AirVisual đã có bài đăng trên website, khẳng định thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất là sai sự thật.
- Thầy Vũ Khắc Ngọc: giáo viên dạy Hóa, đăng bài bóc phốt AirVisual, cho rằng AirVisual đăng tải những con số không chính xác, chỉnh sửa dữ liệu, tung fakenews nhằm bán máy lọc không khí do công ty mẹ IQair sản xuất. Thầy Vũ Khắc Ngọc kêu gọi cư dân mạng Việt Nam tẩy chay, xóa app vì sự gian dối này. Vì một số nguyên nhân nào đó, thầy Vũ Khắc Ngọc sau đó đã đăng bài xin lỗi AirVisual với lý do “ chưa được cung cấp thông tin chi tiết về cách thức Airvisual thu thập thông tin, bố trí các điểm quan trắc, tính tin cậy của phương pháp đo, độ chính xác của thiết bị đo, cách hiệu chỉnh sai lệch giữa các lần đo, cách tính giá trị trung bình, quy trình vệ sinh các đầu do sau khi đo ...”.
- HOCMAI: chẳng làm mẹ gì ngoài chuyện hợp tác với thầy Vũ Khắc Ngọc trong các khóa học của mình. Bị cư dân mạng vote 1* trên mọi mặt trận truyền thông với những lời lẽ quá khích, tấn công hướng tới thầy giáo Vũ Khắc Ngọc vì cho rằng thầy này "quy chụp, kêu gọi tấn công người khác" nên giờ phải tấn công lại thầy và nơi thầy này hợp tác.
- Cư dân mạng: AirVisual đăng tải Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới thì share vù vù, xuýt xoa, ghê quá, sợ quá,... Ngày đăng '1 chăm 8 trục' lần với các thể loại cảnh báo, phương cách chống ô nhiễm, máy lọc không khí, và đủ các thể loại bỉm sữa ăn theo 'chào liu' ô nhiễm không khí viết bài lên mặt dạy đời 'trẻ đi tắm nắng mùa ô nhiễm đúng hay sai', 'ở Việt Nam hay đi nước ngoài', 'phương tây phương ta', rồi tổ lái sang chính quyền, chính trị, các thế lực, thuyết âm mưu,... Sau khi một số bài bóc phốt AirVisual đăng đàn (đỉnh điểm là sau bài của thầy Vũ Khắc Ngọc) thì a lê hấp xóa app, chửi app, 'tôi bị lừa dối', lòng tự hào dân tộc trỗi dậy cảm giác 'Hà Nội đất nước tôi không đáng bị đối xử như thế', quốc tế nhìn vào ảnh hưởng du lịch bla blo... Sau khi thầy Vũ Khắc Ngọc đăng bài xin lỗi thì lại hấp lê a tẩy chay Vũ Khắc Ngọc, tẩy chay hệ thống giáo dục dám 'chứa chấp' kiểu giáo viên quy chụp, lừa đảo như HOCMAI, tấn công mọi kênh truyền thông gây náo loạn công việc làm ăn và hệ thống của người ta.
Thật là lạ lùng là mọi chuyện chỉ xảy ra trong vòng vài tuần. Đọc xong mình chỉ biết bật cười vì ô hô chuyện quái gì đang xảy ra vậy? :)))))) Thực sự quá mệt mỏi với cuộc đời và những dòng người đang chảy trôi trước thị phi của thế giới!!
airvisual
,thầy giáo vũ khắc ngọc
,hocmai
,thị phi
,tin tức
Xin lỗi vì nói ra điều này khiến bạn buồn, nhưng mình nói thật là cách so sánh của bạn là hơi khập khiễng...
Trong khi AirVisual, thầy Ngọc, Hocmai là 3 thực thể, thì "cư dân mạng" là một cộng đồng với hàng ngàn hàng triệu thực thể có cảm xúc, có quan điểm khác nhau.
Những gì bạn nói về cách hành xử của cư dân mạng thực ra là của những người khác nhau chứ ít khi cùng một người. Chỉ là vào một thời điểm thì người đó thấy mình đúng và cần lên tiếng, thì họ sẽ lên tiếng, thấy mình sai thì họ im lặng. Đó là hành vi của hàng triệu cá nhân trong một cái nhóm gọi là "cư dân mạng". Như vậy, bạn không thể trông đợi toàn bộ cư dân mạng đều hành xử giống nhau, và đưa ra nhận xét so sánh như kiểu gom chung lại được.
Nói cách khác, bạn phải đưa ra từng ví dụ riêng rẽ về "cư dân mạng", như sau:
- Nhóm cư dân mạng 1 chia sẻ thông tin ô nhiễm mà không ý kiến gì nhiều.
- Nhóm cư dân mạng 2 lên tiếng chỉ trích chính quyền.
- Nhóm cư dân mạng 3 chia sẻ ý kiến của thầy Ngọc.
- Vân vân...
Chú ý: ngay cả cách phân loại như trên vẫn còn chưa đủ, có thể phải phân ra chi tiết hơn nếu muốn.
Một khi bạn phân tích được từng góc nhỏ, bạn sẽ thấy bức tranh nhiều gram màu, và cuộc sống này thật đa dạng. Và điều đó thật là tốt.
Nhưng khi bạn gom tất cả thành một, bạn sẽ thấy sao cái cục đó thật hỗn độn.
Hi vọng bạn hiểu được gì mình muốn trình bày. Và xin lỗi vì đã chỉ trích bạn...
Kha Nguyen
Xin lỗi vì nói ra điều này khiến bạn buồn, nhưng mình nói thật là cách so sánh của bạn là hơi khập khiễng...
Trong khi AirVisual, thầy Ngọc, Hocmai là 3 thực thể, thì "cư dân mạng" là một cộng đồng với hàng ngàn hàng triệu thực thể có cảm xúc, có quan điểm khác nhau.
Những gì bạn nói về cách hành xử của cư dân mạng thực ra là của những người khác nhau chứ ít khi cùng một người. Chỉ là vào một thời điểm thì người đó thấy mình đúng và cần lên tiếng, thì họ sẽ lên tiếng, thấy mình sai thì họ im lặng. Đó là hành vi của hàng triệu cá nhân trong một cái nhóm gọi là "cư dân mạng". Như vậy, bạn không thể trông đợi toàn bộ cư dân mạng đều hành xử giống nhau, và đưa ra nhận xét so sánh như kiểu gom chung lại được.
Nói cách khác, bạn phải đưa ra từng ví dụ riêng rẽ về "cư dân mạng", như sau:
Chú ý: ngay cả cách phân loại như trên vẫn còn chưa đủ, có thể phải phân ra chi tiết hơn nếu muốn.
Một khi bạn phân tích được từng góc nhỏ, bạn sẽ thấy bức tranh nhiều gram màu, và cuộc sống này thật đa dạng. Và điều đó thật là tốt.
Nhưng khi bạn gom tất cả thành một, bạn sẽ thấy sao cái cục đó thật hỗn độn.
Hi vọng bạn hiểu được gì mình muốn trình bày. Và xin lỗi vì đã chỉ trích bạn...
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình không rảnh để tranh cãi vấn đề gì cả, chỉ muốn quote lại câu của TS Đoàn Hương, “50% người trên Facebook là vô công rồi nghề”.
Đấy là ý của tiến sĩ, mình thì nghĩ là nhiều hơn 50%.
Trần Mạnh Hoàng
Ở một diễn biến khác, sàn bay lắc "Hiếu Orion và những trò lố" cùng "Mã Pí Lèng Panorama và quý bà ngoan cố" cũng không kém phần sôi động. Chúng ta cùng coi các KOL lèo lái "cư dân mạng" như thế nào nhé. :D