Trồng Bầu lai như thế nào để năng suất cao?

  1. Nông nghiệp

Tôi đang nghiên cứu giống Bầu Lai F1 để đưa vào sản xuất nhưng chưa nắm được cách bón phân cho hiệu quả. Nhờ mọi người chia sẻ ít kinh nghiệm?
Từ khóa: 

nông nghiệp

Cách bón:

- Bón vôi trước khi làm đất: Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học. 
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 500 kg phân lân + 400 kg NPK (5-10-3) + 40 kg Kali: Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón. 
- Tưới nhử sau trồng 7 ngày: Hòa 30 kg đạm Urê + 50 kg lân vào nước để tưới.
- Thúc giai đoạn sinh trưởng:
+ Giai đoạn 17 ngày sau trồng: 40 kg NPK (16-6-16) + 30 kg đạm Urê. 
+ Giai đoạn 27 và 37 ngày sau trồng: 50 kg NPK (16-6-16) + 40 kg đạm Urê + 10 kg kali
- Sau thu hoạch lần đầu cứ 7 ngày bón: 40 kg NPK (16-6-16) + 10 kali

Lưu ý: 
* Tưới nước - chăm sóc: Giai đoạn cây con đến ra hoa rộ giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc hoặc tưới rãnh. 
* Tỉa nhánh: Tỉa bỏ toàn bộ nhánh ở dưới lá thứ 6.
* Bắt nhánh: Khi cây ra nhánh bắt nhánh bám đều lên lưới theo dạng xương cá. Mục đích: tận dụng không gian của giàn, thuận lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh sau này và tăng khả năng đậu quả.
Trồng trong mùa nắng nên sử dụng thêm một số phân vi lượng sau: MgSO-4 (20kg), MnSO4 (40kg), Borax (15kg)/10.000m2 bón lót vào trong đất hoặc dùng Magnisal, Botrac… phun qua lá.

Trả lời

Cách bón:

- Bón vôi trước khi làm đất: Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học. 
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 500 kg phân lân + 400 kg NPK (5-10-3) + 40 kg Kali: Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón. 
- Tưới nhử sau trồng 7 ngày: Hòa 30 kg đạm Urê + 50 kg lân vào nước để tưới.
- Thúc giai đoạn sinh trưởng:
+ Giai đoạn 17 ngày sau trồng: 40 kg NPK (16-6-16) + 30 kg đạm Urê. 
+ Giai đoạn 27 và 37 ngày sau trồng: 50 kg NPK (16-6-16) + 40 kg đạm Urê + 10 kg kali
- Sau thu hoạch lần đầu cứ 7 ngày bón: 40 kg NPK (16-6-16) + 10 kali

Lưu ý: 
* Tưới nước - chăm sóc: Giai đoạn cây con đến ra hoa rộ giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc hoặc tưới rãnh. 
* Tỉa nhánh: Tỉa bỏ toàn bộ nhánh ở dưới lá thứ 6.
* Bắt nhánh: Khi cây ra nhánh bắt nhánh bám đều lên lưới theo dạng xương cá. Mục đích: tận dụng không gian của giàn, thuận lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh sau này và tăng khả năng đậu quả.
Trồng trong mùa nắng nên sử dụng thêm một số phân vi lượng sau: MgSO-4 (20kg), MnSO4 (40kg), Borax (15kg)/10.000m2 bón lót vào trong đất hoặc dùng Magnisal, Botrac… phun qua lá.

Các giống bầu lai đều cho năng suất cao, ăn ngon, ít sâu bệnh, trồng được nhiều vụ, thời gian thu hoạch kéo dài. Một số giống thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp cho vận chuyển đi xa, dễ tiêu thụ, cho thu nhập cao như giống bầu Trầm hương, VINO117, VINO119. Anh có thể mua ngay giống về trồng.

Trồng bầu cần bón nhiều phân chuồng, phân trâu, bò, phân kali và vôi. Mật độ trồng bầu phải đáp ứng yêu cầu khoảng cách thích hợp, cây cách cây 1,2 - 1,5m, hàng cách hàng 2m, rãnh rộng 35 - 40 cm, bắc giàn hình chữ A phía trên đặt các dóc ngang rồi phủ lưới cước có mắt là 20 x 20cm.

Về chăm sóc bầu: Bảo đảm giàn thông thoáng nên thường xuyên tỉa lá già, lá bị nhiễm bệnh nhiều, lá bị che khuất, tỉa nhánh, bấm ngọn kịp thời khi thấy 1 nhánh đã báo hoa cái thì phải bấm ngọn để lại 1 - 2 lá. Khi số lượng quả non trên giàn nhiều thì phải bón thúc ngay phân NPK 16-16-8 kết hợp với kali để nuôi quả và cây tiếp tục ra nhánh cho đợt quả mới, lượng bón tùy theo mức độ quả trên giàn. Điều tiết nước: Bảo đảm rãnh ướt đến mực nước nông. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời, quan trọng nhất là bệnh phấn trắng.