Trở thành nhà biên kịch phim truyện dễ hay khó?

  1. Phim ảnh

Để trở thành nhà biên kịch phim truyện, trước hết bạn cần soạn thảo được thành công kịch bản điện ảnh, tức kịch bản cho phim truyện nhựa, sau đó bạn mới có thể soạn thảo thành công kịch bản cho phim truyền hình. Bởi lẽ yêu cầu chất lượng kịch bản phim truyện nhựa cao hơn nhiều so với phim truyền hình, nên nếu bạn làm ngược lại sẽ rất khó khăn.

Thực ra, việc này rất là khó và không phải ai cũng có khả năng làm được. Vậy nên để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực này, bạn cần phải đi những bước đi nhỏ đầu tiên. Và để khởi đầu, hãy biết cách làm sao có thể soạn thảo kịch bản phim truyện nhựa thuộc dòng tự sự, tức là dòng nghệ thuật kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi. Và bạn cần phải nắm chắc được kỹ nghệ sản xuất phim thuộc dòng tự sự này trước khi muốn chuyển sang sáng tác cho các dòng nghệ thuật điện ảnh khác.

Điểm mấu chốt của việc trở thành một nhà biên kịch là bạn cần phải có cả phông văn hóa và kỹ năng biên kịch. Kỹ năng biên kịch thì có thể học, nhưng phông văn hóa thì còn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là bạn chỉ cần có được kịch bản được dựng thành phim thì đã trở thành nhà biên kịch rồi. :D

Tất cả những ai yêu văn chương, điện ảnh đều có thể học được nghề biên kịch, miễn là bạn có đủ sự nỗ lực cần thiết. Nghề nào cũng vậy cả, và điện ảnh cũng thế. Chỉ cần bạn đừng để mình bị tụt hậu so với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của điện ảnh là được.

Vậy, bạn cần phải làm điều gì để có thể trở thành nhà biên kịch phim truyện? Có 2 việc cần làm ngay:

  1. Đầu tiên là phải biết sự khác nhau cơ bản giữa phim điện ảnh và phim truyền hình. Mặc dù cả hai đều có chung một phương thức sản xuất nhưng có ngôn ngữ và nghệ thuật biểu đạt ngôn ngữ rất khác nhau. Và, chỉ có phim nhựa mới thuộc dòng điện ảnh. Tức là, để viết được kịch bản phim truyện thuộc dòng điện ảnh, bạn cần phải xem thật nhiều thật nhiều phim nhựa.
  2. Thứ hai, cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan đến nghề biên kịch mà bạn có thể kiếm được dù là với bất cứ nguồn nào; kể cả danh sách các phim kinh điển cần xem, danh sách các phim đoạt các giải uy tín nhất và mới nhất trên thế giới. Khi đã có đầy đủ tài liệu và những kiến thức cơ bản, bạn cần ngày nào cũng phải viết, nghĩ gì viết nấy, thấy gì viết nấy. Ví dụ như xem một phim dù hay hay dở cũng viết về nó; đọc một cuốn sách hay dù thế nào cũng viết về nó, đi chơi thấy gì hay cũng viết, gặp ai thú vị cũng viết, nói chung là đụng đâu viết đó không cần viết cho thật hay. Đặc biệt là, đừng bao giờ chờ có hứng mới viết. Một trong những kinh nghiệm khi viết là đừng bao giờ ngừng viết khi bạn đang bí, nếu bí hãy cứ tiếp tục nghĩ cho ra rồi viết và chỉ nên ngừng lại khi trong đầu bạn vẫn còn nhiều ý để triển khai, vì có như vậy khi quay trở lại viết tiếp bạn sẽ không bị mất nhịp.

Thực ra, kịch bản điện ảnh đơn giản chỉ là một tác phẩm điện ảnh mà ở đó ta dùng ngôn ngữ điện ảnh để “viết” nên tác phẩm ấy. Nếu nhìn vào một bản thiết kế nhà bạn có thể hình dung ra ngôi nhà ra sao thì nhìn vào kịch bản điện ảnh bạn cũng có thể hình dung được cả bộ phim là như thế nào.

Tất nhiên, để trở thành một nhà biên kịch phim truyện tài ba lỗi lạc thì không phải là điều đơn giản. Trên đây chỉ là vài sơ khởi chuẩn bị bước đầu, để tìm hiểu sâu sắc hơn bạn có thể tìm đọc cuốn sách Để Trở Thành Nhà Biên Kịch Phim Truyện của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Chứ quả thật tình mà nói thì để trở thành nhà biên kịch phim truyện không phải là ngày một ngày hai.

Đây là bìa của cuốn sách nè.

Có bạn nào thích trở thành nhà biên kịch phim không? Kế hoạch trở thành nhà biên kịch của bạn là như thế nào? Khó khăn lớn nhất của một nhà biên kịch là gì? Có bạn nào đã là một “chuyên gia” rồi không chia sẻ cùng mình thêm vài kinh nghiệm nhé! :P

Có thể học biên kịch ở đâu? Có 2 địa chỉ mình đọc được trên doanhnghiepdoanhnhan.vn như sau:

1. Khóa Biên kịch điện ảnh Nội dung: Giúp bạn hiểu rõ về nghề biên kịch, nâng cao kiến thức biên kịch ở tầm quốc tế, kịch bản văn học và sự cuốn hút đến đạo diễn, nhà sản xuất, mối liên hệ giữa kịch bản và sản xuất phim, cách chào hàng kịch bản. Học phí 8.500.000đ/khóa gồm 36 buổi.

Khóa Biên kịch cơ bản Nội dung: Khái niệm về kịch bản, Các thể loại kịch bản (game show, talk show, kịch truyền hình, phim quảng cáo, phim ngắn, phim tài liệu, phim truyện…), phim và các thể loại (hình sự, hài, tâm lý xã hội, chính luận…), soạn thảo kịch bản phim theo tiêu chuẩn quốc tế, phân cảnh kịch bản… Học phí: 7.900.000đ/khóa gồm 36 buổi.

Địa chỉ: Trường Điện ảnh Quốc tế Sài Gòn – 15A Hoàng Hoa Thám, P.6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

2. Lớp Biên tập – Biên kịch Nội dung: Cách xử lý văn bản với nhiều thể loại (báo viết, báo nói, báo hình), xác định đề tài, thu thập tư liệu thực tế, thực hành thu thập tư liệu)… Học phí: 3.500.000đ/khóa gồm 3 tháng.

Địa chỉ: Trường Cao đẳng Phát thanh & Truyền hình 2 – 75 Trần Nhân Tôn, P.9, Q.5, TP.HCM.

Từ khóa: 

nhà biên kịch

,

biên kịch phim truyện

,

biên kịch phim nhựa

,

phim điện ảnh

,

phim truyền hình

,

nguyễn quang lập

,

phim ảnh

em mua cuốn này hồi lâu rồi mà e còn chưa đọc được tí nào này :(

Trả lời

em mua cuốn này hồi lâu rồi mà e còn chưa đọc được tí nào này :(