Trợ lý ảo (Virtual Assistant) trên xe hơi - khi công nghệ trở thành cầu nối giữa các quốc gia

  1. Công nghệ thông tin

Cuối 2018 vừa qua, hãng xe hơi FAW của Trung Quốc - một trong những hãng xe hơi lớn và có nhiều vốn đầu tư nhà nước nhất, chuyên sản xuất các chiếc limousine Hồng Kỳ (Red Flag) đắt tiền, phục vụ cho các quan chức chính phủ tại quốc gia này - đã cho ra mắt sản phẩm xe hơi thể thao (SUV) T77 thuộc dòng xe Bestune gây sốt cộng đồng những người mê xe trong thời gian vừa qua.

Thành tựu độc đáo về công nghệ

Điểm độc đáo của sản phẩm này là ở chỗ, ngoài các tính năng thông dụng như bao chiếc SUV khác, bên trong xe hơi còn được cài đặt một phần mềm trợ lý ảo, vận dụng công nghệ trình chiếu 3D (Hologram).

Một khi chiếc xe được khởi động, phần mềm trợ lý ảo này sẽ tạo ra một hình ảnh hologram của một thiếu nữ trong phong cách hoạt hình anime của Nhật Bản:

virtual-assistant

(Abacus News)

tro-ly-ao

(Abacus News)

Trợ lý ảo này có thể tiếp nhận mệnh lệnh từ tài xế qua giọng nói, và thực hiện được rất nhiều chức năng khác nhau ngoài việc nhảy múa, bao gồm: điều chỉnh & tắt/bật hệ thống máy lạnh, hệ thống radio, cần gạt nước mưa, gọi điện thoại, thậm chí đưa ra các lời gợi ý cho việc lựa chọn nhà hàng, quán ăn giúp tài xế...

Ngoài ra, trong trường hợp cảm thấy nhàm chán, tài xế cũng có thể thay đổi hình ảnh của nữ trợ lý ảo này thành robot, hoặc một cậu bé:

SUV

(Abacus News)

Công nghệ có thể giúp thay đổi tình hình chính trị?

Ngoài những bước đột phá về công nghệ, thì chi tiết thú vị nhất xoay quanh việc FAW quyết định phát triển và giới thiệu đến công chúng chiếc SUV T77 này cũng đánh dấu một sự đổi mới trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, ít nhất là sự thay đổi từ phía Trung Quốc.

Sản phẩm xe hơi này có thể được xem là một trong những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đưa phong cách hoạt hình anime của Nhật Bản - vốn không thực sự có một mối giao hảo tốt đẹp với Trung Quốc (đặc biệt là vào thời điểm nhạy cảm về chính trị hiện nay) - vào các sản phẩm công nghệ của quốc gia này.

anime

(RADII China)

FAW cũng không phải là công ty duy nhất giúp đưa văn hóa anime của Nhật Bản đến với người dùng Trung Quốc. Một vài ví dụ khác bao gồm Bilibili - một web xem anime với số lượng người xem đông đảo nhất tại Trung Quốc, The King of Fighters - một tựa game đối kháng của Trung Quốc được thiết kế dựa trên game King of Fighters nổi tiếng của Nhật Bản sau khi Trung Quốc mua lại game này, hay series phim/game Digimon - vốn dựa trên tựa phim/game Pokemon của Nhật Bản, vốn rất quen thuộc với các thế hệ 8x và 9x.

The-King-of-Fighters-GO-image-696x344

(mmoculture.com)

Nỗ lực này có vẻ như cũng không chỉ đến từ phía Trung Quốc. Koei - một trong những công ty game Nhật Bản với rất nhiều dòng game clash & slash (game "chặt & chém") nổi tiếng như Romance of The Three Kingdoms, Dynasty Warriors, Samurai Warriors, Dead or Alive...đã trở nên nổi tiếng với dòng game Dynasty Warriors của mình, vốn dựa trên nội dung của tiểu thuyết dã sử Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.

Có thể nói, dòng game này đã tạo điều kiện giúp cho cả nền văn hóa và lịch sử cổ đại của Trung Quốc được biết đến rộng rãi bởi cộng đồng người chơi Nhật Bản và quốc tế.

dynasty-warriors

(YouTube)

Các thành tựu công nghệ liệu có thể giúp biến chuyển tình hình chính trị và mối giao hảo giữa các quốc gia? Đây có lẽ là một vấn đề mà chúng ta chưa thể đi đến kết luận chính xác, mà chỉ có thể chờ xem sự diễn biến của nó.


Tham khảo:

Từ khóa: 

virtual assistant

,

suv

,

trợ lý ảo

,

anime

,

dynasty warriors

,

công nghệ thông tin