Trở lại điểm gốc

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

Trên đầu đội bầu trời màu tro xám, bước nhanh qua đường bên kia bụi bay mịt mù, cuối cùng tôi dừng chân, đứng trước ngõ hẻm vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Tôi biết rằng, chỉ cần sải thêm một bước chân, là tôi sẽ trở về với “điểm gốc ” của nhân sinh— đó là ngõ hẻm mà tôi đã sinh ra và lớn lên ở đó. Ngõ hẻm tràn ngập nhân tình thế thái, và là lớp học đầu tiên của tôi.
https://cdn.noron.vn/2021/07/24/90679189766993633-1627116420.jpg

Rảo bước trên nền đường lát đá tảng, tôi bước chầm chậm vào tít sâu ngõ hẻm. Trước mắt là những ngôi nhà Tây Quan mà tôi đã lâu ngày không thấy. Trước cửa những thanh gỗ tròn chắn song ngang màu đỏ là ba bậc thang đá thâm thấp, không hiểu con mèo nhà ai đó đang phủ phục trên bậc thang đá trông lười biếng uể oải, nó đang khoan khoái dưới ánh nắng ấm áp đang đến giữa trưa. Thỉnh thoảng có làn gió thổi qua, con mèo già này liền giơ chân trước lên vuốt vuốt ria mép của mình, rồi kêu “meo” một tiếng, lăn mình cái rồi lại ngủ thiếp đi. Tôi biết rằng, tại đô thị ồn ào huyên náo này chỉ có ở trong ngõ sâu mới có được khung cảnh an nhàn và yên tĩnh như vậy. Mà điểm gốc nhân sinh của tôi lại bắt đầu từ trong khung ảnh hiền hòa như vậy.

Sau khi kéo song gỗ ngang, thì cánh cửa gỗ đã mở ra. Nhờ ánh sáng yếu ớt từ trong nhà chiếu ra, tôi thấy một cụ ông đầu tóc bạc phơ đang ngồi trên chiếc ghế đu đọc báo. Bất chợt, “bộp” một tiếng, một quả bóng cao su rơi lên tay vịn của ghế đu, liền ngay đó, một em bé độ khoảng hai tuổi tập tà tập tễnh đi đến bên chiếc ghế đu, nó níu vạt áo ông bập bẹ” ông, ông, bóng bóng”. Ông bỏ kính lão xuống, vừa mỉm cười vừa đứng dậy, bế bé vào lòng, âu yếm nói khe khẽ rằng: “Ồ, bóng bóng đi đâu rồi, có phải ở đây không? Không phải à. Ồ ồ… ở đây này”. Chỉ nghe thấy tiếng cười giòn tan như chuông vọng vào tai tôi, tôi như trông thấy ông nội đã qua đời từ lâu của tôi cũng đã từng ôm tôi như thế. Đúng vậy, trong những năm đầu chào đời của tôi, ngõ hẻm này đã chứa đựng biết bao tình thương đến từ người thân, đây là thứ tình cảm ấm áp đặc biệt của người Tây Quan. Lối về quê hương chính là điểm gốc của tôi

Cửa sổ Mãn châu, mái ngói xanh, cây đa cổ, ngày càng nhiều phong cảnh đổ dồn vào tầm mắt tôi, vang lên trong trái tim tôi. Thế nhưng, một chữ “dỡ” màu đỏ đã phai nhạt nhưng lại chói cả mắt xuất hiện chênh hênh trên bức tường ngôi nhà cũ của tôi. Cái chữ “dỡ ” này thật là không khớp tí nào với khung cảnh xung quanh và cả bầu không khí xung quanh nữa. Lúc này, tôi mới sực tỉnh: Ngay từ khi cách đây 11 năm, cái ngõ hẻm này đã nằm trong danh sách phạm vi phải di rời, cũng có nghĩa là:”Điểm gốc nhân sinh của tôi sẽ bị xóa bỏ”.

Những giọt nước mắt không kìm được cứ ứa ra khóe mắt tôi, tôi chỉ muốn gào lên rằng: Không được dỡ bỏ cái ngõ hẻm này, không được dỡ bỏ!Ngõ hẻm này không những là nơi chào đời của tôi, mà còn là nơi bồi dưỡng đức tính từ tốn của tôi, cũng là nơi đầu tiên mà tôi cảm nhận được sự ấm áp của trần gian vào thời kỳ ban đầu. Mỗi gốc cây ngọn cỏ, mỗi mái ngói viên gạch trong ngõ hẻm này đều là những thứ bắt đầu hình thành nền văn hóa Lĩnh Nam Trung Quốc. Nếu dỡ bỏ ngõ hẻm này, thì chẳng khác nào hủy bỏ gốc gác của tôi, huỷ bỏ cả cội nguồn của hàng trăm phố cổ trong thành phố Quảng Châu!

Thế nhưng, tiếng hô hào như vậy liệu có ai nghe thấy không cơ chứ? Điểm gốc của nhân sinh, điểm gốc của nền văn hóa so với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của kinh tế, so với những tòa cao ốc mọc lên san sát, thì dường như đã trở nên quá ư nhỏ nhoi rồi.

Đêm hôm đó, tôi lại nằm mơ thấy ngõ hẻm cũ, nhưng có khác là lần này khi tôi trở về với “điểm gốc” của nhân sinh, thì chữ “dỡ” màu đỏ đã biết mất trong giấc mơ của tôi.

Từ khóa: 

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

"Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"

Trả lời

"Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"