Trình bày về tình hình phát triển nhóm ngành dịch vụ ở khu vực Tohoku hiện nay
kiến thức chung
I. Dịch vụ
1. Du lịch
Từ thế kỉ XX ngành du lịch của vùng cũng như cả nước được coi là một trong những ngành chính, được tập trung đầu tư phát triển.
- Tổng số lượt khách du lịch có xu hướng tăng lên qua các năm. Giai đoạn Heisei 22 – Heisei 28 (2010 – 2016) tổng số khách du lịch tăng từ 3075 vạn người lên 3284 vạn người ( tăng gấp 1.1 lần). Tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2012 từ 3183 vạn người xuống 3148 vạn người do ảnh hưởng của thảm họa kép động đất – sóng thần vào tháng 3 năm 2011.
- Trong tổng số khách du lịch, du khách trong nước chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 98% vào năm 2016 và ngày càng tăng lên. Trong khi đó khách quốc tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (2 - 3% năm 2016) và luôn có sự biến động.
Để giải thích cho tình trạng này có một số nguyên nhân được đưa ra như sự hạn chế, thiếu đồng bộ về chất lượng cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật , sự thiếu đa dạng về các mặt hàng, thương hiệu của đồ lưu niệm, chưa khai thác được hết những đặc sản nơi đây để tạo sự khác biệt cho vùng…
ngoài ra, sau thảm họa năm 2011 những tin đồn thiệt hại về sự rò rỉ chất phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng làm cho lượng du khách nước ngoài giảm mạnh
- Tuy nhiên, cả bộ phận du khách trong nước và nước ngoài đều có xu hướng tăng lên do: chính sách chấn hưng nền kinh tế quốc gia của thủ tướng Shinzo Abe coi phát triển du lịch là chiến lược; trong ngân sách của Cơ quan du lịch Nhật Bản năm 2015 là 10,39 tỷ yên có 0,48 tỷ yên được dành để giúp tái tạo khu vực bị động đất ở Tohoku; sau thảm họa tháng 3/2011 nhân dân Nhật Bản cũng như trên thế giới dành sự quan tâm, cảm thông, muốn được đến và tận mắt nhìn thấy sự phục hồi của khu vực này nên đây cũng là một nguyên nhân khiến cho số lượt khách tăng lên. Cũng nhân cơ hội này Nhật Bản có thể thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào tham gia trao đổi sản phẩm hàng hóa du lịch. Và một nhân tố không thể không nói đến đó là những danh lam thắng cảnh của vùng đất phượng hoàng này như: hồ Towada, suối Oirase, bán đảo Shimokita (Aomori), thành phố Kakunodate được coi là tiểu Kyoto ở Tohoku, hồ Tazawa sâu nhất Nhật Bản (Akita), chùa Chuson, thung lũng Genbikei (Iwate), vịnh Matsushima là một trong 3 vịnh đẹp nhất Nhật Bản, đền Zuigan là đền Phật giáo cổ nhất Tohoku (Miyagi), hay đền Yamadera, khu trượt tuyết Zao (Yamagata), khu thắng cảnh Aizu lưu giữ nhiều phong tục tập quán tryền thống của người Nhật (Fukushima). Cùng với đó là sự hiếu khách của dân cư nơi đây ngày càng thu hút được nhiều du khách tới thăm và trở lại đây nhiều hơn.
- Về cơ cấu khách quốc tế: chiếm tỉ lệ lớn là các du khách từ các khu vực Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ… trong đó du khách Đài Loan luôn nắm giữ khoảng hơn 30% lượng khách quốc tế của mỗi tỉnh.
- Về doanh thu du lịch: vào năm 2016 doanh thu khoảng 800 tỷ yên và trong tương lai hướng tới mục tiêu 1 nghìn tỷ yên
2. Thương mại
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhìn chung có xu hướng tăng lên từ 13 tỷ yên (năm 2003) lên 23 tỷ yên ( năm 2013), tăng gấp 1,8 lần. trong đó giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu cho thấy đây là 1 vùng nhập siêu với cán cân thương mại luôn âm
- Xuất khẩu:
+ Tổng giá trị xuất khẩu : 5 tỷ yên (2013), chiếm 0,9% giá trị xuất khẩu cả nước
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu: chủ yếu là sản phẩm cao su, thiết bị văn phòng,… năm 2015 giá trị xuất khẩu của thiết bị văn phòng tăng 46%, sản phẩm dầu mỏ tăng 2,5 lần, động cơ tăng 30%. Bên cạnh đó thiết bị bán dẫn giảm 28,6%
- Nhập khẩu:
+ Tổng giá trị nhập khẩu: 17 tỷ yên (2013), chiếm 2,1% giá trị nhập khẩu cả nước
+ Cơ cấu hàng nhập khẩu: chủ yếu là dầu thô, than đá và sản phẩm xăng dầu. Năm 2015 giá trị nhập khẩu của dầu thô tăng 21,9%, than đá tăng 33,5%. Bên cạnh đó sản phẩm xăng dầu giảm 2,7%
- Các thị trường chủ yếu:
+ Xuất khẩu: lớn nhất là 1 số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin…( chiếm 56,2% giá trị xuất khẩu), EU (chiếm 13,7%), ASEAN (20%),…
+ Nhập khẩu: lớn nhất là Trung Đông (28,2%), châu Á(27,3%), châu Úc (15,4%), ASEAN (13,3%),…
3. Giao thông vận tải
- Vận tải hành khách thông qua các phương tiện như đường sắt (chủ yếu bằng tàu điện ngầm, JR), xe buýt, taxi, phà, cảng hàng không,… trong đó chủ yếu là bằng đường sắt, xe buýt và taxi; vận tải hành khách bằng phà có xu hướng giảm
- Vận tải hàng hóa thông qua các phương tiện như đường sắt(nhiều nhất bằng đường sắt tư nhân), xe tải, phà, container, cảng hàng không… tuy nhiên vận tải bằng đường hàng không hạn chế và có xu hướng giảm.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật như hệ thống đường sá, phương tiện giao thông ngày càng hiện đại.
II. Môi trường
Vấn đề môi trường đáng chú ý ở khu vực Tohoku là ảnh hưởng của thảm họa động đất sóng thần vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Trận động đất với tâm chấn ở vịnh Sanriku (ngoài biển Thái Bình Dương, ở độ sâu 10km, chấn động là 9 richter) đã gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải vật chất và tác động xấu đến môi trường Nhật Bản nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng.
- Động đất và sóng thần là tác nhân gây ra sự cố mất điện và phát nổ và hư hại cho lò phản ứng số 1,3,4 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima dẫn tới hiện tượng tràn ngập nước nhiễm độc phóng xạ và ảnh hưởng nặng nề đến động, thực vật
+ Công ty Điện lực Tokyo cho bơm nước biển vào để làm nguội các lò phản ứng, kết quả, một lượng lớn nước nhiễm xạ đang được lưu trữ trong nhà máy. Gần 800.000 tấn nước nhiễm độc được trữ trong hơn 1.000 bồn tại nhà máy Fukushima chưa có kế hoạch xử lý. Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một giờ, một vũng nước có khả năng phóng xạ tới 100 milisieverts. Masayuki Ono, Tổng Giám đốc TEPCO nói với hãng thông tấn Reuters: “100 milisieverts/giờ tương đương với mức phóng xạ các công nhân làm việc trong ngành nguyên tử phải hứng chịu trong 5 năm”.
+ Do nước biển ngập mặn nên đến nay nhiều ruộng vườn canh tác của vùng chưa thể khôi phục hoạt động sản xuất trở lại.
+ Trong một nghiên cứu, những con khỉ sống ở khu vực ảnh hưởng bởi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima có kết quả dương tính với phóng xạ Caesium. Sự bất thường trong máu có thể khiến chúng mắc bệnh truyền nhiễm. Đầu năm 2016, người ta cũng đã bắt được một con cá mang trong mình lượng Caesium phóng xạ cao gấp 2.540 lần mức cho phép đối với hải sản ở vịnh gần nơi đặt lò phản ứng chính của nhà máy Fukukshima.
- Một vấn đề nữa đó là rác thải từ sau vụ thảm họa này. Nhiều nhà cửa, phương tiện giao thông bị sóng đẩy vào sâu trong đất liền tạo thành các bãi rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nặng nề. Không chỉ trên đất liền, mà còn có nhiều đống rác lớn (mảnh gỗ, tàu thuyền…) bị cuốn trôi ra biển, sau nhiều tháng theo sóng, dạt đến các bãi biển Hawai và bờ Tây như bang Oregon, Washington, Alaska nước Mỹ gây ra sự lo lắng vì không chỉ phải xử lý lượng rác thải lớn (khoảng gần 2 triệu tấn) mà còn lo sợ chỗ rác này có nhiễm phóng xạ.
Thảm họa động đất sóng thần năm 2011 không chỉ gây ra thiệt hại lớn về con người, của cải và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn đặt ra cho khu vực vấn đề phải nỗ lực khắc phục hậu quả và tái thiết kh vực Tohoku.
Nội dung liên quan
Vũ Ngọc Châm