Trình bày về tín hiệu hưng phấn hay ức chế thần kinh?
kiến thức chung
* Điện thế sau synap là sự thay đổi điện thế màng ở tế bào thần kinh sau synap, có thể làm hưng phấn hoặc ức chế tế bào thần kinh đó.
* Điện thế hưng phấn sau synap là điện thế sau synap khử cực màng tế bào và làm tăng khả năng tạo ra điện thế hoạt động ở tế bào thần kinh sau synap.
* Ví dụ: Khi các phân tử mang điện tích dương như Canxi hoặc Natri di chuyển vào trong tế bào, màng tế bào sẽ bị khử cực và do đó làm tăng khả năng tạo ra điện thế hoạt động ở tế bào thần kinh sau synap
* Điện thế ức chế sau synap là điện thế sau synap làm tăng phân cực màng tế bào và làm giảm khả năng tạo ra điện thế hoạt động ở tế bào thần kinh sau synap.
* Ví dụ: Khi các phân tử mang điện tích dương như Kali đi ra khỏi tế bào hay khi các phân tử mang điện tích âm như Clo di chuyển vào trong tế bào, màng tế bào sẽ bị khử cực hơn nữa (tăng phân cực) và do đó làm giảm khả năng tạo ra điện thế hoạt động ở tế bào thần kinh sau synap.
* Điện thế sau synap lan truyền dọc theo màng tế bào của tế bào thần kinh sau synap. Trong quá trình di chuyển, điện thế sau synap yếu dần và thường không đủ mạnh để đi từ sợi nhánh, qua thân tế bào đến sợi trục nên một điện thế sau synap thường không thể khiến cho tế bào thần kinh hưng phấn.
* Tuy nhiên, tế bào thần kinh liên tục nhận và tổng hợp các điện thế hưng phấn sau synap và điện thế ức chế sau synap cho đến khi tạo ra một tín hiệu đủ mạnh đế tới khớp nối giữa thân tế bào và sợi trục, nơi điện thể hoạt động được sinh ra.
* Như vậy việc một tế bào thần kinh sau synap có hưng phấn hay không, hưng phấn nhanh hay chậm là phụ thuộc vào việc trong một thời điểm có bao nhiêu điện thế hưng phấn sau synap và bao nhiêu điện thế ức chế sau synap được truyền tới.
Nội dung liên quan
Dung Văn Thùy