Trình bày về quá trình quên?
kiến thức chung
Quá trình của sự quên:
Sự quên thường diễn ra mạnh mẽ lúc đầu và sau đó giảm dần theo thời gian dù đó là loại thông tin gì.
Các thông tin còn lại có thể được lưu giữ trong trí nhờ dài hạn trong vào nhiều thập kỷ
Sự quên không làm biến mất hoàn toàn các ký ức vì con người có thể quên một điều gì đó nhưng cũng có thể nhanh chóng học lại nếu cần thiết.
Hai quá trình gây ra sự quên đó là sự suy giảm và sự can thiệp
Sự suy giảm là sự biến mất dần dần các đại diện tinh thần của các thông tin
Ví dụ: Sau khi học thuộc lòng một nội dung nào đó nếu không ôn lại thì nó sẽ biến mất sau một thời gian
Sự can thiệp là sự suy giảm của quá trình lưu giữ hoặc tái hiện một thông tin do tác động của những thông tin khác
Ví dụ: Trong khi ôn bài bị tác động bởi điện thoại, facebook có thể khiến cho việc nhớ nội dung đươc ôn tập chậm hơn
Sự can thiệp xảy ra có thể do thông tin này chiếm chỗ thông tin kia, đẩy thông tin cũ ra khỏi trí nhớ hoặc do thông tin này làm cho quá trình lưu giữ và tái hiện thông tin kia khó khăn hơn.
Trong trí nhớ ngắn hạn, sự quên diễn ra do sự suy giảm và sự can thiệp trong khoảng 18 giây, trong đó sự suy giảm đóng vai trò chủ yếu.
Ví dụ: Số điện thoại vừa mới đọc lên có thể bị quên đi sau 18 giây do sự suy giảm hoặc do bị một thông tin khác như tiếng nhạc, lời nói thay thế.
Trong trí nhớ dài hạn, sự quên chủ yếu do sự can thiệp gây ra.
Có hai loại can thiệp là can thiệp về trước và can thiệp về sau.
Can thiệp về trước là hiện tượng những thông tin mới cản trở sự nhớ lại những thông tin cũ.
Ví dụ: Việc học từ vựng tiếng Pháp trong kì này có thể cản trở sự nhớ lại từ vựng tiếng Tây Ban Nha học ở kì trước.
Can thiệp về sau là hiện tượng những thông tin cũ cản trở sự lưu giữ những thông tin mới.
Ví dụ: Việc học từ vựng tiếng Pháp ở kì này có thể cản trở việc học từ vựng tiếng Đức ở kì sau.
Nội dung liên quan
Lam Phương Thiên