Trình bày tri giác về vị tri trong không gian hai chiều?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều là xác định kích thích đến từ bên trái hay bên phải, bên trên hay bên dưới. Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích hình ảnh phụ thuộc vào điểm rơi của hình ảnh về đối tượng trên võng mạc và sự chuyển động của đầu và của hai mắt để hướng đến đối tượng đó. Nếu hình ảnh của đối tượng nằm ở trung tâm võng mạc thì đối tượng được nhận biết là ở trước mặt. Nếu hình ảnh của đối tượng nằm ở bên trái võng mạc và hai mắt cũng như đầu phải di chuyển sang bên phải để đưa hình ảnh đó vào vị trí trung tâm võng mạc thì đối tượng đó được nhận biết là nằm ở bên phải. Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích âm thanh phụ thuộc vào sự khác biệt về thời gian và cường độ âm thanh nhận được bởi hai tai. Thông thường, để tri giác chính xác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích âm thanh, hệ thống tri giác còn kết hợp các các kích thích hình ảnh. Đôi khi sự kết hợp này dẫn đến hiện tượng vượt trội của thị giác, tức là khi có sự xung đột giữa âm thanh và hình ảnh, chúng ta thường tin tưởng vào hình ảnh hơn. Ví dụ: Khi xem TV, chúng ta thường có ấn tượng rằng âm thanh phát ra từ người đang nói trên TV. Khi nhắm mắt lại, chúng ta lại nhận thấy âm thanh phát ra từ loa của TV. Nhưng nếu mở mắt ra, ấn tượng về nguồn âm thanh từ người đang nói trên TV lại trở lại.
Trả lời
Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều là xác định kích thích đến từ bên trái hay bên phải, bên trên hay bên dưới. Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích hình ảnh phụ thuộc vào điểm rơi của hình ảnh về đối tượng trên võng mạc và sự chuyển động của đầu và của hai mắt để hướng đến đối tượng đó. Nếu hình ảnh của đối tượng nằm ở trung tâm võng mạc thì đối tượng được nhận biết là ở trước mặt. Nếu hình ảnh của đối tượng nằm ở bên trái võng mạc và hai mắt cũng như đầu phải di chuyển sang bên phải để đưa hình ảnh đó vào vị trí trung tâm võng mạc thì đối tượng đó được nhận biết là nằm ở bên phải. Tri giác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích âm thanh phụ thuộc vào sự khác biệt về thời gian và cường độ âm thanh nhận được bởi hai tai. Thông thường, để tri giác chính xác về vị trí trong không gian hai chiều của kích thích âm thanh, hệ thống tri giác còn kết hợp các các kích thích hình ảnh. Đôi khi sự kết hợp này dẫn đến hiện tượng vượt trội của thị giác, tức là khi có sự xung đột giữa âm thanh và hình ảnh, chúng ta thường tin tưởng vào hình ảnh hơn. Ví dụ: Khi xem TV, chúng ta thường có ấn tượng rằng âm thanh phát ra từ người đang nói trên TV. Khi nhắm mắt lại, chúng ta lại nhận thấy âm thanh phát ra từ loa của TV. Nhưng nếu mở mắt ra, ấn tượng về nguồn âm thanh từ người đang nói trên TV lại trở lại.