Trình bày tình hình môi trường vùng Kanto
kiến thức chung
Thực trạng môi trường ở kanto
Kanto với thủ đô Tokyo là một trong những trọng điểm kinh tế của Nhật Bản. Kinh tế phát triển kéo theo một loạt các vấn đề về môi trường, đặc biệt là ở thủ đô Tokyo.
Tại Tokyo, khoảng một nửa diện tích đất là các khu đô thị, bao gồm các khu thương mại và khu dân cư, trong khi các khu vực tự nhiên và cây xanh đã bị thu hẹp đáng kể.
Tại khu vực Tokyo Metropolitan, lượng phát thải CO2 liên quan đến vận tải năm 2007 đã lên tới 13,87 triệu tấn, và chiếm khoảng ¼ lượng phát thải khí nhà kính từ khu vực đô thị.
Do hiện tượng nóng lên toàn cầu và hiện tượng đảo nhiệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Kanto đã tăng lên khoảng 3oC trong suốt 100 năm qua.
(* Hiệu ứng đảo nhiệt : là hiện tượng nhiệt độ tại các khu vực trung tâm của thành phố lớn thường cao hơn ít nhất là vài độ so với miền quê xung quanh. Sự ấm hoá này diễn ra mạnh ở những thành phố lớn.
Cường độ của hiệu ứng đảo nhiệt thay đổi trong ngày hoặc hàng ngày.)
Chính hiện tượng đảo nhiệt lại gây ra hiện tượng khói quang hóa ở Kanto, đây là một hiện tượng xấu mà chính quyền Kanto chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện tượng này diễn ra ở nhiều nơi nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở Tokyo, Gunma, Saitama, ...
Thủ phạm gây ra mù quang hóa là nitrogen oxide (NOx) có trong khí thải động cơ ô tô và các hydrocarbon không phải methan (nonmethane hydrocarbon, NMHC) thải ra từ các nhà máy. Dưới ánh nắng mặt trời, hai khí trên phản ứng hóa học tạo ra ozone (O3), PAN (peroxyacetyl nitrate), và nhiều hóa chất độc hại khác. Chính các tác nhân oxy hóa mạnh như ozone, PAN gây ra kích ứng mắt trong những ngày có mù quang hóa. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn ảnh hưởng đến tai, họng như khô họng, đau tai,...
Để giải quyết các vấn đề về môi trường, chính quyền thành phố Tokyo và các địa phương khác của vùng Kanto đã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả.
Từ năm 1965 đến năm 1975, không khí Tokyo bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ các nhà máy. Ô nhiễm không khí đã được cải thiện đáng kể bằng cách thực hiện các biện pháp đối phó với các nguồn phát thải cố định như kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm không khí.
Sau đó, các Tiêu chuẩn Chất lượng Môi trường về Nitơ đioxit và chất rắn lơ lửng đã không được đáp ứng đầy đủ do lưu lượng ô tô tăng đều đặn và khói phát ra từ các động cơ chạy bằng diesel. Tháng 10 năm 2003, trước Chính phủ Nhật Bản, Chính quyền thành phố Tokyo cùng với các chính quyền địa phương thuộc quận Kanto đã bắt đầu hạn chế các phương tiện chạy bằng diesel. Kể từ đó, nồng độ chất rắn lơ lửng đã được cải thiện đáng kể và các Tiêu chuẩn Chất lượng Môi trường gần đây đã được đáp ứng. Do đó, môi trường không khí ở Tokyo đã được cải thiện đều đặn trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, chính quyền Kanto cũng hướng đến việc xây dựng thành phố năng lượng thông minh, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
1. Sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng (sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và cách nhiệt)
2. Phát triển ngành công nghiệp carbon thấp
( sử dụng năng lượng tái sinh, bảng năng lượng mặt trời, pin dự trữ, ...)
3. Quản lý tối ưu nhu cầu cung cấp năng lượng đô thị thông qua quản lý năng lượng thông minh (sử dụng lưới điện thông minh, hệ thống quản lý năng lượng)
* Công nghịêp cacbon thấp là ngành công nghiệp sản suất ra nguồn năng lượng ít phát thải khí nhà kính hơn các nguồn năng lượng truyền thống. Năng lượng cacbon thấp bao gồm cả nguồn năng lượng không cacbon (zero cacbon power) như: gió, mặt trời, địa nhiệt và hạt nhân.
Hiểu Nguyên