TRÌNH BÀY TÍNH DUNG HỢP TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC.
kiến thức chung
1. Khái niệm
• Tính dung hợp:
khái niệm dùng để giải thích về quá trình tiếp thu
xảy ra khi 2 hay nhiều nền văn hóa tiếp xúc với nhau.
tương ứng với khái niệm đồng hóa( assimilation) trong xã hội học
• VÍ DỤ: - Văn hóa Hy Lạp tiếp thu và dung hợp nhiều thành tố của các nền văn hóa như: Ai Cập, Babylon, Syria và Aegea
- Văn hóa Ấn Độ từng tiếp nhận ảnh hưởng của người Aryan. Gần đây, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra mối quan hệ giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Sumer, Lưỡng Hà và Iran.
Tính tích hợp là đặc trưng chung của mọi nền văn hóa
• Trường hợp của Trung Quốc:
Văn hóa Ân Thương hơn 3000 năm trước đã dung hòa rất nhiều nguồn văn hóa khác nhau
Từ thời Ân Thương đến thời Cận Đại tuy tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai song văn hóa bản địa vẫn đóng vai trò chủ thể, việc tiếp biến văn hóa hoàn toàn không tổn hại đến văn hóa bản địa
Việc coi tính dung hợp là 1 đặc trưng của văn hóa Trung Quốc là một hiện tượng hết sức đặc biệt trên phương diện tiếp biến các yếu tố ngoại lai và là hiện tượng riêng biệt chỉ có ở văn hóa Trung Quốc, hoàn toàn không tồn tại trong nền văn hóa khác. ( sự phát triển của nó liên quan đến năng lực dung hòa mạnh mẽ của TQ)
2. Nguyên nhân để tính dung hợp trở thành đặc trưng văn hóa riêng biệt của Trung Quốc
• Tư tưởng của người Trung Quốc: bài trừ mê tín dị đoan nhưng không mất đi tinh thần khoan dung trong tư tưởng. Ngoài ra việc “ chấp nhận sự khác biệt” ở các môn phái học vấn của Trung Quốc cũng chứng minh sự tồn tại phổ biến của tinh thần khoan dung trong văn hóa Trung Quốc.
• Yếu tố ngoại lai tiếp nhận từ thời cổ đại: quá trình giao thoa văn hóa với văn hóa thấp hơn và những thành tố văn hóa có trình độ phát triển cao hơn hơn văn hóa bản địa
• Tinh thần của các trường phái học thuyết: Tinh thần của Đạo gia, Phật giáo..
3. Biểu hiện của tính dung hợp
• Thời kỳ cổ trung đại:
Mặc dù các nhà Nho chính thống vẫn luôn bài trừ mê tín dị đoan, như Mạnh Tử phản đối học thuyết Đạo gia của Dương Tử và Mặc Tử, hay Lý gia thời Tống, Minh phê phán Phật giáo và Đạo giáo nhưng đối với các phần tử trí thức trong dân gian, họ vẫn luôn coi “tam giáo cùng tồn tại song song và không mâu thuẫn” là lý tưởng hướng tới. Đó chính là tinh thần khoan dung trong văn hóa của người Trung Quốc
Các trường phái học thuyết của Trung Quốc cũng không thực sự chặt chẽ và vẫn chủ trương “chấp nhận sự khác biệt” . Những người trí thức của Trung Quốc được coi là những người thông thạo mọi sự, thông suốt tư tưởng của nhiều trường phái học thuật khác nhau từ Nho giáo, Đạo giáo cho đến Phật giáo,...
Trong quá trình mở mang bờ cõi, văn hóa Trung Quốc có sự giao thoa và dung hợp rất nhiều nền văn hóa khác nhau, song đa phần trong đó là những nền văn hóa phát triển thấp hơn như văn hóa của người Đông Di, Nam Man, Tây Nhung, Bắc Địch,... nên dễ dàng bị văn hóa Hán đồng hóa. Nhưng khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, dù là một thành tố văn hóa phát triển cao, nó vẫn có thể dung nhập và hòa hợp với văn hóa bản địa. Đó là do tinh thần cơ bản của Phật giáo không hề đi ngược lại dòng chảy chính của văn hóa Trung Quốc, thậm chí còn có nhiều tư tưởng tương đồng với Nho giáo được nhiều nhà Nho theo đuổi và duy trì.
• Thời kỳ cận hiện đại
Trong thời kỳ cận đại, khi nền văn hóa phương Đông và phương Tây gặp gỡ nhau và liên tục có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa thì ở Trung Quốc lại có sự xung đột mạnh mẽ chưa từng có khác hẳn với quá trình tiếp thu các nền văn hóa ngoại lai trước đó. Văn hóa Trung Quốc phải đứng trước một thử thách nghiêm trọng khi đối mặt với một nền văn minh phát triển hơn rất nhiều, với nét khác biệt nhiều hơn nét tương đồng. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã nhanh chóng thể hiện tính khoan dung và năng lực tích hợp mạnh mẽ của mình, tiếp thu thành công văn hóa phương tây và dung hợp với văn hóa bản địa, tạo nên một bước trở mình mạnh mẽ nhất trong lịch sử của văn hóa Trung Quốc.
Nội dung liên quan
Ngô Mai Trang