Trình bày sự ra đời, đặc điểm của lễ hội Keiro no hi
kiến thức chung
Lễ hội Keiro no Hi được tổ chức vào ngày thứ hai thuộc tuần thứ 3 trong tháng 9, tức là hôm nay, 16.9. Từ năm 1966, ngày lễ này đã được công nhận là lễ quốc gia và được tổ chức trên khắp đất nước.
Lễ hội Keiro no Hi được khởi xướng từ năm 1946, nhờ công của thị trấn Nomadani-mura, Hyogo. Người dân nơi đây đã công bố ngày 15.9 hàng năm là ngày lễ dân gian cho người già. Truyền thống độc đáo này lập tức lan rộng trên khắp đất nước và được hưởng ứng nhiệt liệt. Hàng năm cứ đến dịp 15.9, người dân Nhật lại háo hức chuẩn bị cho lễ hội Keiro no Hi cho người già. Vào dịp Lễ hội Keiro no Hi Nhật Bản, những người cao tuổi trên khắp đất nước đổ ra phố. Một số mặc trang phục truyền thống và thể hiện mình vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như biểu diễn với tạ con, đánh trống truyền thống…
Là quốc gia có dân số già hàng đầu thế giới với tuổi thọ trung bình lên tới 82 tuổi và có số người thọ trên 100 tuổi cao nhất thế giới, Nhật Bản tự hào với hệ thống chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần cho những người cao tuổi. Đặc biệt, ở quốc gia này, còn có mỗi ngày lễ riêng để người trẻ tuổi tri ân những người cao tuổi trong xã hội.
Bắt đầu từ năm 2013, lễ hội Keiro no Hi được tổ chức vào ngày thứ hai thuộc tuần thứ 3 trong tháng 9, tức là hôm nay, 16.9. Từ năm 1966, ngày lễ này đã được công nhận là lễ quốc gia và được tổ chức trên khắp đất nước. Vào dịp lễ hội, những người cao tuổi trên khắp đất nước đổ ra phố. Một số mặc trang phục truyền thống và thể hiện mình vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như biểu diễn với tạ con, đánh trống truyền thống…
Nhiều hoạt động múa, hát truyền thống của người trẻ cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu giải trí của các bậc lão thành. Ở Nhật, những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người già và được tôn trọng trong lễ hội này. Trong các gia đình, con, cháu tìm mua cho ông bà những món quà ý nghĩa. Quà tặng có thể là bánh rakugan được nặn thành khuôn mặt người già, tượng đôi vợ chồng già, trà xanh, quà bánh… Tại các trường tiểu học, trẻ em được hướng dẫn mang quà, chuẩn bị các hộp cơm bento truyền thống mang tặng người già nhất trong khu phố hay các người già neo đơn.
Những hoạt động độc đáo này càng khiến người ta yêu thêm nền văn hóa Nhật Bản với nhiều truyền thống kính lão đáng học tập.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nghĩa Mai