Trình bày quá trình phát triển của cộng đồng Yayoi?
kiến thức chung
Thời kỳ Yayoi bắt đầu từ năm 400 TCN và là thời kỳ mà xã hội Nhật bản có những bước phát triển vượt bậc, tạo tiền đề cho sự ra đời của những Nhà nước đầu tiên của Nhật bản. Vậy trong thời kỳ này, xã hội Nhật Bản đã có sự phát triển như thế nào? Tất cả đều được thể hiện thông qua những hiện vật còn lưu lại cho đến ngày nay.
Toro là sự minh chứng sâu sắc nhất cho những cộng đồng nông nghiệp Yayoi tương đối độc lập và hoàn thiện. Ngôi làng, nằm dọc theo con sông Abe, đã phát triển thịnh vượng cho đến khi một trận lũ lụt khốc liệt tàn phá nó, để lại những mảnh gỗ vụn của những ngôi nhà rải rác theo hướng dòng chảy của cơn lũ. Không tìm thấy những vật dùng bằng sắt và cũng hầu như không có tài sản cá nhân nào có giá trị được tìm thấy ở đó, có thể là vì người dân có được sự cảnh báo phong phú hoặc là họ đã quay trở lại để thu hồi những vật dụng có giá trị của mình. Nhưng các dụng cụ bằng sắt được sử dụng để đẽo gọt hàng ngàn thanh gỗ mỏng từ cây thông liễu lại được đặt dọc theo rìa của những cánh đồng lúa và bên lề những con đường mòn.
Toro đã có một hệ thống canh tác lúa gạo phát triển cao cho hơn năm mươi ruộng lúa có diện tích bảy mươi nghìn mét vuông (hoặc khoảng 17 mẫu Anh) với các mương và giếng nước tưới tiêu có sẵn khi cần thiết. Năng suất lúa gạo quá lớn đối với các phương pháp bảo quản truyền thống, và hầu như không có bất kỳ đồ gốm nào. Toro và một vài cộng đồng khác trong cùng khu vực vào thời điểm đó đã cho xây dựng những nhà kho mà được dựng lên với kết cầu nhà không cửa sổ, cách mặt đất 1-2 mét và được nâng đỡ bởi ít nhất sáu chiếc cột. Được xây lên bởi những tấm ván gỗ có hình dạng đều đặn và với những sàn nhà, những cánh cửa, và một phong cách kiến trúc có thể bao gồm cả cửa sổ, những nhà kho này biểu chưng cho những bước tiến trọng đại về kiến trúc thời bấy giờ, và giá trị hiện thân của chúng với tư cách là nhà ở đã sớm được công nhận. Những người có đủ điều kiện để xây dựng chúng đã hạ thấp sàn nhà xuống cho thuận tiện nhưng rồi lại phải chịu đựng sự thiếu tiện nghi khi không có lò sưởi trong nhà suốt khoảng thời gian thời tiết trở nên lạnh hơn. Những thủ lĩnh bộ lạc và/hoặc vu sư đã biến chúng trở thành những cung điện (miya), tiến thêm một bước gần hơn đến những đền thờ Thần đạo đầu tiên (gu). Kiến trúc và tên của chúng dường như có thể được hoán đổi cho nhau, phản ánh vai trò kép của các nhà lãnh đạo tôn giáo thế tục.
Những ngôi nhà ở Yayoi đôi khi được dựng lên trên các hố nông - đào móng trên khoảnh đất cao hơn để tránh việc sàn nhà bị ướt - có hình bầu dục (trung bình khoảng 6 đến 8 mét) với bốn cây cột nặng đặt trên những tấm gỗ trũng để chống đỡ trong đất mềm. Nhiều căn nhà dường như không có lò sưởi, có thể do ẩm ướt. Phong cách dựng nhà này dường như có nguồn gốc ở miền Nam Nhật Bản trong một khoảng thời gian mà dù trong bất kỳ điều kiện gì cũng luôn ấm áp. Nhà ở thuộc vùng tây nam luôn có hình vuông. Các thanh dầm và xà nghiêng được che phủ bởi rợm rạ và lợp bằng loại mái irimoya với một phần lồi lên được coi như một vật làm thoáng khi và che nắng. Bên trong nhà được đắp bằng đất ở chân tường, tạo thành băng ghế dài được chống đỡ bằng những thanh gỗ và một con hào cho rãnh mương ở bên ngoài.
Cộng đồng gần như đã được tập thể hóa hoàn toàn. Ở Toro, có rất nhiều công cụ bằng gỗ được gom lại đặt chung trong một căn nhà, cho thấy thời kỳ này thiên về sở hữu công hơn là sở hữu tư nhân. Một nhà kho phục vụ cho khoảng năm hộ gia đình. Một số căn nhà ở Toro rất gần nhau - cách nhau không quá một mét - thóc hạt phải được phơi khô trong một khu vực chung. Dân số gia tăng đồng nghĩa với việc dẫn tới nhiều vấn đề xã hội và chính trị, nổi lên đặc biệt là từ sự cạnh tranh để có được đất đai phù hợp và kiểm soát nguồn nước. Các cộng đồng chia thành các chi hộ định cư ở vùng cao nơi có những cái giếng đã được đào. Một số đã đưa một lượng đáng kể đất canh tác dùng vào việc trồng lúa. Kê, đậu nành, đậu đỏ và đậu tằm, đậu Hà Lan được gieo trồng. Dấu tích của lúa mạch và lúa mì, dù không phải loài cây bản địa, cũng được tìm thấy. Đào đã được đem sử dụng và trở thành trái cây chính. Hạt giống cây nhót, dưa hấu và nho hoang dã đã có thể sử dụng, và những cành nho akebia được dùng cho việc đan thúng.
Những sự miêu tả của người Trung Quốc về Nhật Bản có đề cập đến các cuộc chiến tranh, và các phát hiện khảo cổ học đã củng cố tính chân thực của những miêu tả đó. Đã có một thời kỳ việc sản xuất vũ khí bằng đá và xây dựng những ngôi làng phòng thủ diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là từ vùng biển Nội Địa phía đông cho đến vùng Kinki. Các công cụ săn bắn và các loại vũ khí hiện thời đã được sử dụng trong chiến đấu. Một người ở Doigahama hiển nhiên đã bị giết bởi đầu mũi tên đá xuyên qua sọ của ông, và một người phụ nữ ở Nejiko thuộc tỉnh Nagasaki có mũi tên bằng đồng trong cơ thể. Rất nhiều bộ xương ở Yoshinogari hoàn toàn không có đầu. Các ngôi làng nằm trên độ cao hàng trăm mét, cao hơn mức cần thiết so với sự tồn tại của một xã hội nông nghiệp hòa bình. Đây dường như là thời điểm thắt chặt quan hệ giữa các bộ lạc khi đồng minh được phân biệt với kẻ thù, là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các trung tâm quyền lực, đặc biệt là ở Kinki.
Một ngôi làng kiên cố, với một đường mương bao quanh, nằm ở Santonodai trên bờ vịnh Yokohama, trên một cao nguyên thấp có kích thước gần như là không từ bắc xuống nam và 80 mét từ đông sang tây. Rất nhiều ngôi nhà được xây dựng và xây lại ở đó từ Trung kỳ Yayoi đến thời Yamato, với rất nhiều chiếc hố chồng chéo nhau. Cộng đồng vào thời điểm đó chắc hẳn khá đông dân. Gạo được trồng trên vùng đồng bằng gần những con suối ở phía đông của ngọn đồi, nơi có thể dễ dàng cho việc lấy nước và quản lý nguồn nước. Những ngôi làng lệ thuộc bị phân tán. Tám ngôi nhà, phân bố lỏng lẻo trên cao nguyên, dường như đã bị thiêu rụi trong một ngày bi kịch của sự phá hủy - do tai nạn hoặc cuộc tấn công của kẻ thù - để lại sau chúng là quy mô và khuôn khổ chính xác của một ngôi làng thời Trung kỳ Yayoi. Bảy hố nhà có đường kính từ 6 đến 7 mét, nhưng trong số đó có một hố nhà với chiều dài đường kính hơn mười mét và chứa những chiếc chậu lớn. Những ngôi nhà thời Hậu kỳ Yayoi ở nơi này có những chiếc hầm chứa ở bên trong nhà, và hai giếng sâu lớn đã được đào ở rìa của khu đất nơi mà dân làng có thể cùng nhau lưu trữ gạo.
Nội dung liên quan
Hạ Đoan Lan