Trình bày phương pháp nghiên cứu tôn giáo học của Max Muller.
kiến thức chung
Muler không chỉ nghiên cứu đưa ra các thuật ngữ tôn giáo, phương pháp nghiên cứu tôn giáo học là ngành nghiên cứu độc lập tách khỏi thần học và triết học mà còn là một người đề suất phương pháp nghiên cứu tôn giáo học tất nhiên là một ngành nghiên cứu độc lập cần có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Phương pháp ở đây là tôn giáo học so sánh ( so sánh dọc theo tiến trình, so sánh ngang trên sự cắt lát đối tượng). Với phương pháp này thì Muller đã vận dũng ngành ngôn ngữ học so sánh vào ( trước đây ô là một nhà ngôn ngữ) tức là đặt tất cả tôn giáo vào vị trí bình đẳng ngang hàng rồi tiến hành so sánh, nhằm phát hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau để tìm ra đặc thù và tính chất chung của các tôn giáo ( ông tin rằng nếu áp dụng phương pháp này để nghiên cứu mối quan hệ giữa các tôn giáo thì có thể làm rõ tính chất, nguồn gốc, sự phát triển và quy luật của tôn giáo). Ông đã vận dụng câu của Goethe “người chỉ biết một ngôn ngữ, kì thực anh ta chẳng biết gì về ngôn ngữ” thì trong tôn giáo Muller cũng cho rằng “ Vấn đề của tôn giáo cũng vậy, người chỉ biết một tôn giáo, kì thực anh ta chẳng biết gì về tôn giáo”. Để tiến hành phương pháp so sánh Muller cho rằng nên căn cứ vào các hình thái lịch sử của các tôn giáo trên thế giới để tiến hành phân loại từ đó tìm ra trật tự quy luật tôn giáo, tránh lệ thuộc vào lập trường của tín ngưỡng cá nhân tức là niềm tin thái quá vào một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa nào đó. ( Ô cũng phản đối cách phân loại tôn giáo đương thời là chia ra thành “Tôn giáo chân chính” và “ tôn giáo tự nhiên” vì nó có thể dẫn đến sự đề cao và hạ thấp và ô chủ trương phương pháp phân loại nhân học- ngôn ngữ).
Nội dung liên quan
Xuân Lệ Nhàn