Trình bày phương pháp điều tra xã hội học tôn giáo?
kiến thức chung
Xã hội học tôn giáo là 1 bộ phận của xã hội học nhằm xác định định lượng định tính của vấn đề nghiên cứu ( tuổi, giới, số lượng, nghề nghiệp) trong đó phổ biến là điều tra bảng hỏi thì bảng hỏi tôn giáo cũng giống như các loại bảng hỏi khác phần đầu cũng là thông tin chung về tuổi tác, giới…Bên cạnh đó:
+ Hỏi về tôn giáo của họ phải như thế nào…( Phải nắm được tâm lý tôn giáo tín đồ từ đó hiểu về tôn giáo của họ và dựa vào tâm lý tôn giáo của họ để đặt câu hỏi )
+ Đặt câu hỏi để tìm hiểu họ thực hiện thực hành niềm tin tôn giáo như thế nào ( ví dụ đến chùa thường xuyên không, đến vào những ngày nào…).
+ Một số vấn đề có liên quan đến tôn giáo( như có tham gia hoạt động tôn giáo không,có tin vào thần linh ma quỷ không,có đi xem bói không, hay người thiên chúa không tin bói toán tử vi thì từ đó biết được mức độ đậm nhạt đạo của họ)
Có 6 phương pháp nghiên cứu xã hội học:
- Phương pháp phân tích tài liệu: thu thập thông tin xã hội trên tài liệu có sẵn, là phương pháp quan trọng giúp nghiên cứu rõ ràng tỉ mỉ. Sử dụng các số liệu có sẵn để kiểm tra giả thuyết đa số các nguồn từ chính phủ.
- Phương pháp quan sát: thu thập thông tin thực nghiệm qua tri giác, ghi chép trung thực các nhân tố liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn: thu thập thông tín theo chủ đề một trật tự giữa nhà nghiên cứu và khách thể( có trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Phương pháp bảng hỏi: thu thập thông tin qua bảng hỏi có sẵn
- Phương pháp hỏi ý kiến: thu thập thông tin qua trưng cầu ý kiến đo đạc định lượng xã hội học nhằm làm sáng tổ ý kiến, tính chat..
- Phương pháp thực nghiệm: thu thập thông tin xã hội qua việc kiểm tra giả thuyết hay lập giả thuyết khác để có những tri thức mới có giá trị lý luận và thực tiễn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phương Thủy