Trình bày phương pháp điền dã
kiến thức chung
Tôn giáo cần nghiên cứu thực địa điền dã đi đến nơi nhìn tận mắt, ghi chép, đo đạc hiện trường chính phương pháp này bổ sung rất lớn cho các phương pháp trên (Đặc biệt là văn bản học). Khi nghiên cứu tài liệu thì không thể bao quát được hết mỗi tác giả sẽ có cái nhìn nhận riêng của mình bên cạnh đó là thời điểm nghiên cứu vì vậy điền dã giúp cho bài nghiên cứu chân thực,phong phú và chính xác hơn cũng như là thêm những bổ sung mới…Để phương pháp điền dã đạt kết quả cao thì người nghiên cứu cần có những kiến thức nền về vấn đề đó, chuẩn bị sẵn câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu ( câu hỏi cần đích đáng tránh lạc đề), các dụng cụ hỗ trợ cần thiết( giấy,máy ghi âm…).Khi tiến hành điền dã người nghiên cứu cần liên hệ trước với cơ quan địa phương xin phép, thông báo về việc nghiên cứu, cũng như tham khảo xem xét địa hình, tình trạng nới đến nghiên cứu( thời tiết, dịch bệnh..). Nếu nghiên cứu nhóm cần lên kế hoạch phân công công việc cho từng cá nhân. Khi đến nơi cần trình diện với chính quyền địa phương cũng như trong quá trình tiến hành cần chú ý tránh ảnh hưởng đến nhân dân gây ra điều tiếng gì và cần tỏ thái độ thân thiện gần người dân để bài nghiên cứu đạt kết quả tốt. Trong quá trình điền dã không nên chăm chú quá mức đến đề tài của mình mà nên quan sát và nắm bắt nhưng thứ mới mẻ.
Thông thường trong các nghiên cứu tôn giáo thường sử dụng phương pháp văn bản học,phương pháp tổng hợp( đa nghành-liên nghành) trong đó các phương pháp cần phải được gắn bó bổ sung cho nhau tránh thiên lệch, chú ý phân tích phân loại tài liệu( cẩn thận dung tài liệu trên mạng). Sau đó tổng hợp liên kiết các mặt thành hệ thống lý luận, nhưng vấn đề của hiện tượng. Trong quá trình trích dẫn cần phải trích dẫn (số trang, nhà xuất bản, tên tác giả..).
Nội dung liên quan
Hạnh Ngọc