Trình bày Phật giáo thời kỳ Heian- Bình An (794-1185)- nhật bản
kiến thức chung
Vào cuối thời kỳ Nara, ở Nhật Bản diễn ra tình trạng rối loạn về xã hội, đồi bại về chính trị do sự tranh giành quyền lực trong tầng lớp cầm quyền. Trong nội bộ Phật giáo, thói hư tật xấu ở tăng ni cũng tràn lan. Trước tình hình đó , vào năm thứ 13 niên hiệu Diên Lịch (794- theo Công lịch) Hoàn Vũ Thiên Hoàng đã quyết định dời đô tới Heian (Kyoto ngày nay ) với mục đích chấn chỉnh kỷ cương thống nhất dân tâm, đổi mới phong khí. Trong thời kỳ này,Phật giáo xuất hiện thêm hai tông phái mới:
- Tông Tendai (Thiên Thai Tông): Là tông phái được thành lập ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI. Tông phái này tồn tại ở Nhật Bản gắn liền với tên tuổi Saicho. Ông là người đã từng tu ở chùa Heian,Todaiji nhưng vì bất mãn với hiện tượng phật giáo chạy theo hư danh mà phát tâm kim cương thề nguyền không thoái không hoại, vào rừng ở ẩn để tịnh tâm.Từ lúc Tendai ra đời, lập tức chịu sự phản bác của sáu tông phái tồn tại trước đó ở Nara. Theo Saicho, Phật giáo thời đó chủ yếu là Phật giáo đô thị , sa vào danh lợi vì thế Phật giáo Tendai chủ trương xây dựng Phật giáo ở núi rừng, coi nhẹ danh lợi.
- Tông Shingon (Chân Ngôn tông): Trong thời kỳ Heian, ngoài sự hưng thịnh của Tendai tông, còn tồn tại tông Shingon gắn liền với tên tuổi vị đại sư Kukai. Giáo lý chủ yếu của Shingon thừa nhận có những bí mật, huyền diệu trong vũ trụ. Thông qua chân ngôn, tác động đến huyền diệu.Thời Heian, Shingon tông mạnh và được chia thành 2 bộ: giác tướng và sự tướng. Mặc dù tông Tendai cũng tồn tại trong thời kỳ này nhưng Shingon tông có ưu thế hơn. Tendai tông và Chân Ngôn tông đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố Mật Tông.
Trong thời kỳ này, bên cạnh các tín đồ sùng bái phật giáo trong dân gian, thì trong cung đình đã hình thành 1 thứ Phật giáo mà sử sách gọi là Phật giáo quý tôc.
Có thể nói trong thời kỳ Heian, Phật giáo ở Nhật Bản có sự phát triển. Ngoài 6 tông phái đã có từ thời Nara, nay xuất hiện thêm nhiều tông phái khác và có sự phân hóa giữa Phật giáo quý tộc và Phật giáo dân gian. Cũng thông qua Phật giáo, văn minh Trung Hoa được du nhập , dù thời kỳ này, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Hoa càng về cuối càng tỏ ra lạnh nhạt và không thể so sánh với thời kỳ Nara. Sự xung đột giữa các chùa , tu viện Phật giáo đã góp phần đẩy đất nước lâm vào tình trạng nội chiến.
Nội dung liên quan
Hạnh Huyền