Trình bày những thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm “Đaghextan của tôi” của Raxun Gamzatop ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

3.1. Nghệ thuật ngôn từ Chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm thanh là tiết tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác,… đều là vật chất với những trạng thái của nó. Trái lại, chất liệu của văn học là ngôn ngữ, hay nói sát đúng hơn là ngôn từ, đều không phải là bản thân vật chất, mà chỉ là ký hiệu của nó mà thôi. Trừ những chỗ không rõ phải tra cứu, nhà văn chủ yếu không bao giờ dựa vào từ điển và sách ngữ pháp, họ trực tiếp lấy lời nói mà then chốt là những câu nói của con người làm chất liệu. Trong tác phẩm của mình, Raxun Gamzatop có viết: “Không có lời nói nào đơn thuần chỉ là lời nói. Có khi nó là lời nguyền rủa, khi nó là lời chúc mừng, là vẻ đẹp, là nỗi đau, là sự bẩn thỉu, là bông hoa, là giả dối, là sự thật, là ánh sáng hay là bóng đêm”. Tác giả cũng kể về người bạn của mình: anh ta cho rằng chính bản thân mình là chủ nhân của lời nói, muốn giữ trong miệng thì giữ, muốn phát ra ngoài thì phát. Nhà văn cần phải trở thành chủ nhân chân chính những lời nói của mình, những lời thề và lời rủa của mình.Tác giả còn rất trân trọng tiếng nói của quê hương. Mặc cho nhiều người nói tiếng nói của dân tộc Avar nhỏ bé nghèo nàn, Raxun vẫn có thể dùng tiếng nói của mình để nói lên tất cả những gì khao khát, và để biểu hiện mọi tình cảm và ý nghĩ, ông không cần viện đến một ngôn ngữ nào khác. Ông còn cho rằng mọi tác phẩm văn học đều bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân.Ta hiểu được điều đó khi đọc câu chuyện về những lời chửi rủa. Khi viết truyện thơ “Người đàn bà miền núi”, Raxun cần biết một lời rủa để đặt vào miệng người đàn bà độc ác trong truyện. Ông theo lời mách bảo đã đến một ngôi làng để gặp người đàn bà chưa từng chịu thua ai trong những lần chửi bới nhau. Khi đến nhà người đàn bà đó, ông đã thật thà nói với bà già vì cớ gì mà đến. - Cầu cho lưỡi mày khô đi, cho mày quên tên người yêu, cho người mày có việc cần gặp không hiểu lời mày nói. Cầu cho mày quên lời chào quê hương khi mày đi xa trở về, cầu cho gió lùa vào miệng mày khi mày rụng hết răng… Này đồ chó, già này có thể cười được chăng (cầu trời tước cái niềm hân hoan này của mày đi!) nếu già không thấy vui? Tiếng khóc trong nhà có đáng giá gì nếu ở đây không ai chết cả! Già làm sao nghĩ ra được một lời chửi rủa, nếu không bị ai xúc phạm đến? Đừng bao giờ đến đây mà yêu cầu ngu ngốc thế nữa nhé. Chỉ đơn giản là như vậy! Đó chính là điều tác giả cần.Ông đã có những lời rủa để đưa vào miệng nhân vật trong tác phẩm của mình.Không cần tìm ở đâu xa xôi, chính ngôn ngữ nhân dân là chất liệu quý báu để tác giả làm nên một tác phẩm văn học. Raxun coi trọng lời nói hơn tất cả những thứ khác.Ông kể về thời kỳ làm việc tại nhà hát Avar.Trong một vở hài kịch, ông được giao đóng những vai phụ, nhưng thường là ngồi ở chỗ nhắc vở. Ông nói: “Tôi cảm thấy diễn xuất của các diễn viên, điệu bộ, cử chỉ của họ trên sân khấu đều là thứ yếu và không cần thiết. Tôi cảm thấy cả quần áo, hoá trang, bài trí nữa cũng là thứ yếu.Có một điều tôi cho là quan trọng hơn hết thảy – đó là lời nói. Tôi theo dõi rất kỹ sao cho các diễn viên không thêm bớt lời nói, sao cho họ nói thật đúng với kịch bản. Và nếu có diễn viên nào đó bỏ bớt hay nói sai, tôi liền ló ra khỏi chỗ ngồi của mình đọc to lên cho cả rạp nghe thấy thế nào là lời nói đúng.” Phải rồi, lời nói là quan trọng hơn hết bởi vì lời nói có thể sống được mà không cần đến quần áo hay hoá trang, điều quan trọng là khán giả hiểu được ý nghĩa của lời nói.Nhà văn, nhà thơ là những người có trách nhiệm dùng lời nói, ngôn từ của mình để truyền đạt, thuyết phục người đọc, để họ có thể hiểu được ý nghĩa tác phẩm của mình.Raxun còn cho thấy suy nghĩ về cách sử dụng ngôn ngữ của người viết văn khi so sánh họ với người nông dân.“Ngôn ngữ đối với nhà văn khác nào mùa màng ngoài đồng với người nông dân.Một bông lúa có nhiều hạt, mà bao nhiêu bông lúa không đếm xuể. Nhưng nếu người nông dân khoanh tay ngồi nhìn cánh đồng lúa của mình thì cuối cùng anh ta không thể lấy được một hạt lúa nào. Lúa cần phải gặt và sau đó phải đập.Tuy nhiên đập rồi cũng chỉ mới làm xong một nửa công việc. Còn phải quạt sạch, sang sẩy loại bỏ hạt cỏ dại lẫn vào. Sau đó phải xay thành bột, nhào nặn nó rồi mới cho vào lò nướng.Nhưng điều chủ yếu cần nhớ nhất có lẽ là, dù cần phải làm bánh nhiều đến đâu cũng không thể sử dụng hết các hạt đem về.Những hạt mẩy chắc nhất người nông dân để dành lại làm giống”. Sáng tác văn học tất yếu đòi hỏi sự tham gia tích cực, sáng tạo của nhà văn, đặc biệt là các yếu tố tình cảm và ý chí. 3.2. Đề tài Đề tài giống như một cánh cửa.Đừng phá cửa – có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khoá. Raxun kể có lần Hội nhà văn Đaghextan nhận được thư của Abutalíp. Nhà thơ đề nghị cho đi thực tế sáng tác một tháng ở những làng xa trên núi cao. Tại hội nghị Ban chấp hành người ta hỏi Abutalíp rằng ông muốn viết gì, về đề tài gì. Nhà thơ già đã nổi giận: - Chẳng lẽ người thợ săn biết trước là anh sẽ gặp con thú gì ư – gặp thỏ, ngỗng trời, chó sói hay là cáo? Chẳng lẽ người chiến sĩ biết trước rằng trong trận chiến đấu anh ta sẽ lập được chiến công gì sao? Quả thật như vậy, có nhiều người luôn quấy nhiễu nhà văn bằng cách bắt họ phải trình bày rõ kế hoạch sáng tác trong vài năm tới. Rõ ràng là nhà văn phải có hướng sáng tác trong đầu, đó có thể là kế hoạch viết tiểu thuyết bộ ba, bộ tư, nhưng còn thơ… Thơ đến bất ngờ như một tặng vật. Công việc của nhà thơ không thể chịu theo kế hoạch gò bó được. Thơ không phải là hoa trong chậu cảnh mà giống như hoa trên đồng nội, nơi mỗi bước đi lại hứa hẹn thêm một bông hoa mới, diệu kỳ hơn.Cũng hệt như vậy, đề tài luôn mở ra trước mắt nhà văn, là cả thế giới của nhà văn.Mỗi cảnh vật, mỗi sự việc diễn ra đều gợi cho nhà văn cảm xúc và suy nghĩ, và ngay lập tức, nó có thể trở thành đề tài cho một tác phẩm nào đó.Đề tài của Raxun là quê hương.Ông không cần tìm đề tài, không phải chọn lựa vì chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương, nhưng quê hương ngay từ đầu đã chọn lựa chúng ta. Không thể có chim ưng mà không có bầu trời, không thể có dê rừng mà không có vách đá, không thể có cá hồi mà không có dòng sông trong chảy xiết, không thể có máy bay mà không có sân bay. Cũng vậy, không thể có nhà văn mà không có quê hương.Raxun nói phong cảnh quê hương đã in sâu trong ông từ khi còn nhỏ.Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng.Những vách đá, những con đường, những dãy núi, tất cả đều đẹp trong mắt ông.Dù cho ông có đi đến những nơi đẹp hơn, đôi mắt có nhìn thấy cảnh đẹp đến thế nào thì ông vẫn thầm so sánh những gì đã thấy với bức tranh xa xôi của tuổi thơ, bức tranh hiện ra qua khung cửa nhỏ ngôi nhà của bố. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là ông giam hãm đề tài của mình trong giới hạn chật hẹp của ngôi nhà và làng quê, không có nghĩa là ông tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà, trong làng, trong Đaghextan của ông, trong tình cảm của ông đối với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương ông tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này.Với ý nghĩa đó, đề tài của ông là cả thế giới. Ông kể những gì ông đã trông thấy ở Xanchiagô, Nhật Bản, Nêpan, Ấn Độ, rừng núi Inđônêxiavà ở đâu ông cũng tìm thấy sợi dây nối về Đaghextan. Những người đi xa thường đem về quê hương bài ca của các nước mà họ đã tới.Chỉ có ông là toàn mang về những bài ca mới về Đaghextan.Với mỗi bài thơ, ta lại thấy một Đaghextan hoàn toàn mới, quê hương đối với ông là không có giới hạn, không có tận cùng.Đối với ông, đề tài là cái hòm đựng của cải.Lời nói là chìa khoá mở cái hòm đó.Nhưng đồ đạc trong hòm cần phải là của anh chứ không phải của người khác. Raxun nói: “Có những nhà văn nhảy từ đề tài này sang đề tài khác mà không kịp tìm hiểu một đề tài nào đó đến nơi đến chốn. Họ mở nắp hòm he hé, lật đống quần áo cũ nát ở trên rồi vội vàng bỏ đi chỗ khác.Còn người chủ nhân của chiếc hòm thì biết rằng nếu cẩn thận lấy từng thứ ra thì ở đáy hòm sẽ hiện ra một cái hộp nhỏ đựng tư trang quý giá.”Quả thật, nếu như cứ mỗi đề tài đều ghé mũi ngửi như vậy thì cuối cùng nhà văn sẽ chẳng có nổi một đề tài thật sự cho riêng mình giống như anh chàng đa thê Đalagôlop lấy vợ hai mươi tám lần nhưng cuối cùng chẳng có vợ nào cả. Cách viết nhẹ nhàng mà sâu lắng của Raxun đã cho ta thấy được bản chất của văn học, vai trò của nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tác văn học. 3.3 Bút pháp Mỗi con thú đều có cái khéo léo riêng, đều có cách riêng để thoát khỏi sự săn bắt. Mỗi người thợ săn đều có cách riêng để tìm bắt được thú. Cũng vậy, mỗi nhà văn đều có cách làm việc riêng, bút pháp riêng, cá tính riêng, dấu ấn riêng. Raxun có kể về hồi ức năm 1947, ở nhà hát thành phố Makhátkala có tổ chức một buổi lễ trọng thể mừng bố của ông, nhà thơ Gamzát Xađax tròn 70 tuổi. Người ta dành thì giờ cho chính người được mừng lên phát biểu. Ông rút ra từ túi áo một tờ giấy chi chít những câu thơ được viết nhân ngày ấy, rồi bình thản cho tay vào túi kia tìm kính… Nhưng ông tìm hết túi này đến túi khác vẫn không tìm thấy. Người ta phái người đi lấy kính. Lúc đó, một người bạn của Gamzát là Abutalíp đã đưa cho ông cặp kính của mình. Ông đọc thơ mình, nhưng trong giọng ông, trong cả dáng đứng của ông có vẻ gì thiếu tự tin, e ngại và mọi người đều cảm thấy rằng không phải ông đọc thơ mình mà đọc thứ thơ nào khác tình cờ lần đầu ông trông thấy. Khi ông bắt đầu đọc bài thơ sau thì chàng trai được phái đi lấy kính đã chạy vào rạp. Ông bỏ kính của Abutalíp xuống rồi đeo kính của mình lên, và ngay lập tức điệu bộ của ông thay đổi hẳn, giọng của ông vang lên rắn rỏi hơn, mọi người vỗ tay hoan hô ông, như đến bây giờ ông Gamzát Xađax thật mới bước lên diễn đàn, còn trước đó chỉ là phân thân của ông. Vậy là, cái kính của Abutalíp có tốt đến đâu nhưng vẫn không phải là kính của Gamzát. Mỗi người có riêng đôi mắt, nên kính cũng cần phải riêng. Người ta nói: “Qua giọng hát, anh nhận ra người hát/ Qua nét khắc người ta nhận ra người thợ bạc”. Cũng như vậy, nhà văn phải tìm cho mình một cách viết, một bút pháp riêng, không lẫn với ai, phải khiến cho người đọc mỗi khi đọc tác phẩm của anh thì biết ngay đó chính là sản phẩm của anh. Cách viết, bút pháp là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. 3.4. Về lời bạt nói chung. Raxun nghĩ rằng chính Đức Allah trước khi kể với đám hầu cận của mình một câu chuyện lý thú nào đấy, hay trước khi ban phát một lời giáo lý nào đấy, thì thoạt tiên cũng châm thuốc hút, chậm rãi hít một hơi thật dài và ngẫm nghĩ. Máy bay trước khi cất cánh, rồ máy rất lâu, sau đó người ta kéo nó ngang qua sân bay để ra đường băng, tiếp đấy nó rồ máy ầm ĩ hơn, từ từ chạy và chỉ sau khi làm xong việc đó, nó mới bay lên không trung. Máy bay trực thăng không cần chạy một đoạn, nhưng nó cũng rồ máy rất lâu, gầm rít, toàn thân rung lên một cách căng thẳng, trước khi rời khỏi mặt đất. Chỉ có chim ưng trên núi từ vách đá lao thẳng vào bầu trời xanh thẳm, nhẹ nhàng lượn lên cao mãi, cao mãi cho đến khi biến thành cái chấm nhỏ xíu dần mất hút trên nền trời. Ở vùng núi vẫn có phong tục là kỵ sĩ không nhảy lên yên ngựa bên cạnh ngưỡng cửa của mình. Anh ta cần dắt ngựa ra khỏi bản. Cần làm như vậy chắc là để một lần nữa suy nghĩ xem anh đã để lại đây những gì và những gì sẽ đến với anh ta trên đường đi. Dù công việc thúc bách đến đâu, anh vẫn tư lự, chậm rãi cầm dây cương dắt ngựa qua bản để rồi sau đó, khẽ chạm chân vào bàn đạp, anh nhảy phắt lên yên, cúi rạp mình xuống và nhòa dần trong đám bụi đường. Mọi cuốn sách hay đều cần mở đầu như vậy. Nhà văn trước khi nhảy lên yên cuốn sách của mình cũng cần chậm chạp bước đi với vẻ đăm chiêu. Nhà văn cần tìm một lời nào thích hợp nhất, cần thiết nhất, sâu sắc nhất để bắt đầu tác phẩm của mình. Lời bạt đối với một tác phẩm là vô cùng quan trọng, nó giống như cánh cửa để dẫn người đọc bước vào trong, nó là cái đầu tiên người ta nhìn thấy để cảm nhận được tác phẩm đó hay hay dở, hấp dẫn hay nhàm chán. Bởi “Khi người ta chờ đàn cừu đi ăn trên núi về thì thoạt tiên họ thấy sừng con dê bao giờ cũng đi đằng trước, tiếp đó thấy cả con dê, và sau nữa mới thấy đàn cừu. Khi người ta chờ đợi nghi lễ đám cưới hay đám tang bắt đầu thì thoạt tiên họ nhìn thấy người cấp báo. Khi người ta chờ người cấp báo vào làng thì thoạt tiên họ nhìn thấy đám bụi, sau đó là ngựa và cuối cùng là người kỵ sĩ ấy. Khi người ta chờ người thợ săn trở về thì thoạt tiên họ nhìn thấy con chó của người thợ săn”. III. Kết luận Văn học là “trò diễn bằng ngôn từ”. Tác phẩm văn học có khả năng thu hút hồn vía người đọc, tạo nên sự hứng thú, tâm hồn được thư giãn. Nhưng nó không phải là sự tiêu phí thời gian vào những chuyện vô bổ, tầm thường, mà là sự hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp của tâm hồn. Đằng sau sự giải trí, tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng giá trị nhận thức, bài học nhân sinh sâu sắc và khát vọng mãnh liệt vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện.
Trả lời
3.1. Nghệ thuật ngôn từ Chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm thanh là tiết tấu, của vũ đạo là hình thể và động tác,… đều là vật chất với những trạng thái của nó. Trái lại, chất liệu của văn học là ngôn ngữ, hay nói sát đúng hơn là ngôn từ, đều không phải là bản thân vật chất, mà chỉ là ký hiệu của nó mà thôi. Trừ những chỗ không rõ phải tra cứu, nhà văn chủ yếu không bao giờ dựa vào từ điển và sách ngữ pháp, họ trực tiếp lấy lời nói mà then chốt là những câu nói của con người làm chất liệu. Trong tác phẩm của mình, Raxun Gamzatop có viết: “Không có lời nói nào đơn thuần chỉ là lời nói. Có khi nó là lời nguyền rủa, khi nó là lời chúc mừng, là vẻ đẹp, là nỗi đau, là sự bẩn thỉu, là bông hoa, là giả dối, là sự thật, là ánh sáng hay là bóng đêm”. Tác giả cũng kể về người bạn của mình: anh ta cho rằng chính bản thân mình là chủ nhân của lời nói, muốn giữ trong miệng thì giữ, muốn phát ra ngoài thì phát. Nhà văn cần phải trở thành chủ nhân chân chính những lời nói của mình, những lời thề và lời rủa của mình.Tác giả còn rất trân trọng tiếng nói của quê hương. Mặc cho nhiều người nói tiếng nói của dân tộc Avar nhỏ bé nghèo nàn, Raxun vẫn có thể dùng tiếng nói của mình để nói lên tất cả những gì khao khát, và để biểu hiện mọi tình cảm và ý nghĩ, ông không cần viện đến một ngôn ngữ nào khác. Ông còn cho rằng mọi tác phẩm văn học đều bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân.Ta hiểu được điều đó khi đọc câu chuyện về những lời chửi rủa. Khi viết truyện thơ “Người đàn bà miền núi”, Raxun cần biết một lời rủa để đặt vào miệng người đàn bà độc ác trong truyện. Ông theo lời mách bảo đã đến một ngôi làng để gặp người đàn bà chưa từng chịu thua ai trong những lần chửi bới nhau. Khi đến nhà người đàn bà đó, ông đã thật thà nói với bà già vì cớ gì mà đến. - Cầu cho lưỡi mày khô đi, cho mày quên tên người yêu, cho người mày có việc cần gặp không hiểu lời mày nói. Cầu cho mày quên lời chào quê hương khi mày đi xa trở về, cầu cho gió lùa vào miệng mày khi mày rụng hết răng… Này đồ chó, già này có thể cười được chăng (cầu trời tước cái niềm hân hoan này của mày đi!) nếu già không thấy vui? Tiếng khóc trong nhà có đáng giá gì nếu ở đây không ai chết cả! Già làm sao nghĩ ra được một lời chửi rủa, nếu không bị ai xúc phạm đến? Đừng bao giờ đến đây mà yêu cầu ngu ngốc thế nữa nhé. Chỉ đơn giản là như vậy! Đó chính là điều tác giả cần.Ông đã có những lời rủa để đưa vào miệng nhân vật trong tác phẩm của mình.Không cần tìm ở đâu xa xôi, chính ngôn ngữ nhân dân là chất liệu quý báu để tác giả làm nên một tác phẩm văn học. Raxun coi trọng lời nói hơn tất cả những thứ khác.Ông kể về thời kỳ làm việc tại nhà hát Avar.Trong một vở hài kịch, ông được giao đóng những vai phụ, nhưng thường là ngồi ở chỗ nhắc vở. Ông nói: “Tôi cảm thấy diễn xuất của các diễn viên, điệu bộ, cử chỉ của họ trên sân khấu đều là thứ yếu và không cần thiết. Tôi cảm thấy cả quần áo, hoá trang, bài trí nữa cũng là thứ yếu.Có một điều tôi cho là quan trọng hơn hết thảy – đó là lời nói. Tôi theo dõi rất kỹ sao cho các diễn viên không thêm bớt lời nói, sao cho họ nói thật đúng với kịch bản. Và nếu có diễn viên nào đó bỏ bớt hay nói sai, tôi liền ló ra khỏi chỗ ngồi của mình đọc to lên cho cả rạp nghe thấy thế nào là lời nói đúng.” Phải rồi, lời nói là quan trọng hơn hết bởi vì lời nói có thể sống được mà không cần đến quần áo hay hoá trang, điều quan trọng là khán giả hiểu được ý nghĩa của lời nói.Nhà văn, nhà thơ là những người có trách nhiệm dùng lời nói, ngôn từ của mình để truyền đạt, thuyết phục người đọc, để họ có thể hiểu được ý nghĩa tác phẩm của mình.Raxun còn cho thấy suy nghĩ về cách sử dụng ngôn ngữ của người viết văn khi so sánh họ với người nông dân.“Ngôn ngữ đối với nhà văn khác nào mùa màng ngoài đồng với người nông dân.Một bông lúa có nhiều hạt, mà bao nhiêu bông lúa không đếm xuể. Nhưng nếu người nông dân khoanh tay ngồi nhìn cánh đồng lúa của mình thì cuối cùng anh ta không thể lấy được một hạt lúa nào. Lúa cần phải gặt và sau đó phải đập.Tuy nhiên đập rồi cũng chỉ mới làm xong một nửa công việc. Còn phải quạt sạch, sang sẩy loại bỏ hạt cỏ dại lẫn vào. Sau đó phải xay thành bột, nhào nặn nó rồi mới cho vào lò nướng.Nhưng điều chủ yếu cần nhớ nhất có lẽ là, dù cần phải làm bánh nhiều đến đâu cũng không thể sử dụng hết các hạt đem về.Những hạt mẩy chắc nhất người nông dân để dành lại làm giống”. Sáng tác văn học tất yếu đòi hỏi sự tham gia tích cực, sáng tạo của nhà văn, đặc biệt là các yếu tố tình cảm và ý chí. 3.2. Đề tài Đề tài giống như một cánh cửa.Đừng phá cửa – có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khoá. Raxun kể có lần Hội nhà văn Đaghextan nhận được thư của Abutalíp. Nhà thơ đề nghị cho đi thực tế sáng tác một tháng ở những làng xa trên núi cao. Tại hội nghị Ban chấp hành người ta hỏi Abutalíp rằng ông muốn viết gì, về đề tài gì. Nhà thơ già đã nổi giận: - Chẳng lẽ người thợ săn biết trước là anh sẽ gặp con thú gì ư – gặp thỏ, ngỗng trời, chó sói hay là cáo? Chẳng lẽ người chiến sĩ biết trước rằng trong trận chiến đấu anh ta sẽ lập được chiến công gì sao? Quả thật như vậy, có nhiều người luôn quấy nhiễu nhà văn bằng cách bắt họ phải trình bày rõ kế hoạch sáng tác trong vài năm tới. Rõ ràng là nhà văn phải có hướng sáng tác trong đầu, đó có thể là kế hoạch viết tiểu thuyết bộ ba, bộ tư, nhưng còn thơ… Thơ đến bất ngờ như một tặng vật. Công việc của nhà thơ không thể chịu theo kế hoạch gò bó được. Thơ không phải là hoa trong chậu cảnh mà giống như hoa trên đồng nội, nơi mỗi bước đi lại hứa hẹn thêm một bông hoa mới, diệu kỳ hơn.Cũng hệt như vậy, đề tài luôn mở ra trước mắt nhà văn, là cả thế giới của nhà văn.Mỗi cảnh vật, mỗi sự việc diễn ra đều gợi cho nhà văn cảm xúc và suy nghĩ, và ngay lập tức, nó có thể trở thành đề tài cho một tác phẩm nào đó.Đề tài của Raxun là quê hương.Ông không cần tìm đề tài, không phải chọn lựa vì chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương, nhưng quê hương ngay từ đầu đã chọn lựa chúng ta. Không thể có chim ưng mà không có bầu trời, không thể có dê rừng mà không có vách đá, không thể có cá hồi mà không có dòng sông trong chảy xiết, không thể có máy bay mà không có sân bay. Cũng vậy, không thể có nhà văn mà không có quê hương.Raxun nói phong cảnh quê hương đã in sâu trong ông từ khi còn nhỏ.Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng.Những vách đá, những con đường, những dãy núi, tất cả đều đẹp trong mắt ông.Dù cho ông có đi đến những nơi đẹp hơn, đôi mắt có nhìn thấy cảnh đẹp đến thế nào thì ông vẫn thầm so sánh những gì đã thấy với bức tranh xa xôi của tuổi thơ, bức tranh hiện ra qua khung cửa nhỏ ngôi nhà của bố. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là ông giam hãm đề tài của mình trong giới hạn chật hẹp của ngôi nhà và làng quê, không có nghĩa là ông tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà, trong làng, trong Đaghextan của ông, trong tình cảm của ông đối với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương ông tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này.Với ý nghĩa đó, đề tài của ông là cả thế giới. Ông kể những gì ông đã trông thấy ở Xanchiagô, Nhật Bản, Nêpan, Ấn Độ, rừng núi Inđônêxiavà ở đâu ông cũng tìm thấy sợi dây nối về Đaghextan. Những người đi xa thường đem về quê hương bài ca của các nước mà họ đã tới.Chỉ có ông là toàn mang về những bài ca mới về Đaghextan.Với mỗi bài thơ, ta lại thấy một Đaghextan hoàn toàn mới, quê hương đối với ông là không có giới hạn, không có tận cùng.Đối với ông, đề tài là cái hòm đựng của cải.Lời nói là chìa khoá mở cái hòm đó.Nhưng đồ đạc trong hòm cần phải là của anh chứ không phải của người khác. Raxun nói: “Có những nhà văn nhảy từ đề tài này sang đề tài khác mà không kịp tìm hiểu một đề tài nào đó đến nơi đến chốn. Họ mở nắp hòm he hé, lật đống quần áo cũ nát ở trên rồi vội vàng bỏ đi chỗ khác.Còn người chủ nhân của chiếc hòm thì biết rằng nếu cẩn thận lấy từng thứ ra thì ở đáy hòm sẽ hiện ra một cái hộp nhỏ đựng tư trang quý giá.”Quả thật, nếu như cứ mỗi đề tài đều ghé mũi ngửi như vậy thì cuối cùng nhà văn sẽ chẳng có nổi một đề tài thật sự cho riêng mình giống như anh chàng đa thê Đalagôlop lấy vợ hai mươi tám lần nhưng cuối cùng chẳng có vợ nào cả. Cách viết nhẹ nhàng mà sâu lắng của Raxun đã cho ta thấy được bản chất của văn học, vai trò của nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tác văn học. 3.3 Bút pháp Mỗi con thú đều có cái khéo léo riêng, đều có cách riêng để thoát khỏi sự săn bắt. Mỗi người thợ săn đều có cách riêng để tìm bắt được thú. Cũng vậy, mỗi nhà văn đều có cách làm việc riêng, bút pháp riêng, cá tính riêng, dấu ấn riêng. Raxun có kể về hồi ức năm 1947, ở nhà hát thành phố Makhátkala có tổ chức một buổi lễ trọng thể mừng bố của ông, nhà thơ Gamzát Xađax tròn 70 tuổi. Người ta dành thì giờ cho chính người được mừng lên phát biểu. Ông rút ra từ túi áo một tờ giấy chi chít những câu thơ được viết nhân ngày ấy, rồi bình thản cho tay vào túi kia tìm kính… Nhưng ông tìm hết túi này đến túi khác vẫn không tìm thấy. Người ta phái người đi lấy kính. Lúc đó, một người bạn của Gamzát là Abutalíp đã đưa cho ông cặp kính của mình. Ông đọc thơ mình, nhưng trong giọng ông, trong cả dáng đứng của ông có vẻ gì thiếu tự tin, e ngại và mọi người đều cảm thấy rằng không phải ông đọc thơ mình mà đọc thứ thơ nào khác tình cờ lần đầu ông trông thấy. Khi ông bắt đầu đọc bài thơ sau thì chàng trai được phái đi lấy kính đã chạy vào rạp. Ông bỏ kính của Abutalíp xuống rồi đeo kính của mình lên, và ngay lập tức điệu bộ của ông thay đổi hẳn, giọng của ông vang lên rắn rỏi hơn, mọi người vỗ tay hoan hô ông, như đến bây giờ ông Gamzát Xađax thật mới bước lên diễn đàn, còn trước đó chỉ là phân thân của ông. Vậy là, cái kính của Abutalíp có tốt đến đâu nhưng vẫn không phải là kính của Gamzát. Mỗi người có riêng đôi mắt, nên kính cũng cần phải riêng. Người ta nói: “Qua giọng hát, anh nhận ra người hát/ Qua nét khắc người ta nhận ra người thợ bạc”. Cũng như vậy, nhà văn phải tìm cho mình một cách viết, một bút pháp riêng, không lẫn với ai, phải khiến cho người đọc mỗi khi đọc tác phẩm của anh thì biết ngay đó chính là sản phẩm của anh. Cách viết, bút pháp là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. 3.4. Về lời bạt nói chung. Raxun nghĩ rằng chính Đức Allah trước khi kể với đám hầu cận của mình một câu chuyện lý thú nào đấy, hay trước khi ban phát một lời giáo lý nào đấy, thì thoạt tiên cũng châm thuốc hút, chậm rãi hít một hơi thật dài và ngẫm nghĩ. Máy bay trước khi cất cánh, rồ máy rất lâu, sau đó người ta kéo nó ngang qua sân bay để ra đường băng, tiếp đấy nó rồ máy ầm ĩ hơn, từ từ chạy và chỉ sau khi làm xong việc đó, nó mới bay lên không trung. Máy bay trực thăng không cần chạy một đoạn, nhưng nó cũng rồ máy rất lâu, gầm rít, toàn thân rung lên một cách căng thẳng, trước khi rời khỏi mặt đất. Chỉ có chim ưng trên núi từ vách đá lao thẳng vào bầu trời xanh thẳm, nhẹ nhàng lượn lên cao mãi, cao mãi cho đến khi biến thành cái chấm nhỏ xíu dần mất hút trên nền trời. Ở vùng núi vẫn có phong tục là kỵ sĩ không nhảy lên yên ngựa bên cạnh ngưỡng cửa của mình. Anh ta cần dắt ngựa ra khỏi bản. Cần làm như vậy chắc là để một lần nữa suy nghĩ xem anh đã để lại đây những gì và những gì sẽ đến với anh ta trên đường đi. Dù công việc thúc bách đến đâu, anh vẫn tư lự, chậm rãi cầm dây cương dắt ngựa qua bản để rồi sau đó, khẽ chạm chân vào bàn đạp, anh nhảy phắt lên yên, cúi rạp mình xuống và nhòa dần trong đám bụi đường. Mọi cuốn sách hay đều cần mở đầu như vậy. Nhà văn trước khi nhảy lên yên cuốn sách của mình cũng cần chậm chạp bước đi với vẻ đăm chiêu. Nhà văn cần tìm một lời nào thích hợp nhất, cần thiết nhất, sâu sắc nhất để bắt đầu tác phẩm của mình. Lời bạt đối với một tác phẩm là vô cùng quan trọng, nó giống như cánh cửa để dẫn người đọc bước vào trong, nó là cái đầu tiên người ta nhìn thấy để cảm nhận được tác phẩm đó hay hay dở, hấp dẫn hay nhàm chán. Bởi “Khi người ta chờ đàn cừu đi ăn trên núi về thì thoạt tiên họ thấy sừng con dê bao giờ cũng đi đằng trước, tiếp đó thấy cả con dê, và sau nữa mới thấy đàn cừu. Khi người ta chờ đợi nghi lễ đám cưới hay đám tang bắt đầu thì thoạt tiên họ nhìn thấy người cấp báo. Khi người ta chờ người cấp báo vào làng thì thoạt tiên họ nhìn thấy đám bụi, sau đó là ngựa và cuối cùng là người kỵ sĩ ấy. Khi người ta chờ người thợ săn trở về thì thoạt tiên họ nhìn thấy con chó của người thợ săn”. III. Kết luận Văn học là “trò diễn bằng ngôn từ”. Tác phẩm văn học có khả năng thu hút hồn vía người đọc, tạo nên sự hứng thú, tâm hồn được thư giãn. Nhưng nó không phải là sự tiêu phí thời gian vào những chuyện vô bổ, tầm thường, mà là sự hưởng thụ thẩm mĩ cao đẹp của tâm hồn. Đằng sau sự giải trí, tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng giá trị nhận thức, bài học nhân sinh sâu sắc và khát vọng mãnh liệt vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện.