Trình bày những thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm “Dagestan của tôi” của Rasul Gamzatov ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kể về cuốn sách không hề dễ, bởi nó không phải là tiểu thuyết, tùy bút hay tư liệu, nó cũng chẳng có cốt truyện hay mạch tư duy nào hết. Đơn giản chỉ là những mẩu chuyện nhỏ được viết cạnh nhau, nói về phong tục, lối sống, tình cảm của đất nước Dagestan. Đôi khi là bài học cho mỗi người về cách ứng xử với nhau trong cuộc sống. Thỉnh thoảng lại là một câu chuyện phiếm. Nói theo cách của dân tộc Avar, tác phẩm như một con chim bay trên bầu trời và từ trên cao thấy rõ như trong lòng bàn tay, những núi non, khe vực thân thuộc, những làng mạc và phố phường, những nhà cửa và chợ búa, những con chim ưng và những con dê, niềm vui và nỗi lo lắng, quá khứ và có lẽ cả tương lai.

Tác phẩm được viết với lối viết rất tự do, đậm sắc trữ tình, khá hài hước, và một chút láu lỉnh. Nó không khiến bạn phải dành nhiều thời gian để đọc theo kiểu ngấu nghiến, không phải là cung cấp những tư liệu khô khan, nhưng cũng chẳng phải là một câu chuyện gay cấn hấp dẫn. Mỗi lần cầm sách lên, bạn có thể chỉ đọc một mẩu nhỏ dài khoảng vài dòng mà không thấy bứt rứt vì không thể đọc tiếp. Nhưng bạn cũng có thể đọc hết cả nửa cuốn một lúc mà không thấy nhàm chán.

“Dagestan của tôi” viết về một đất nước xa lạ nhưng lại thật thân quen. Tôi tìm thấy chính mình trong Raxun, tuổi trẻ của tác giả đôi khi ngốc nghếch, đôi khi sai lầm, nhưng cũng tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu. Tôi nhận ra hình bóng những người xung quanh trong người dân Đaghextan. Những người mẹ dành hết tình yêu cho con, những cụ già đầy triết lý, con trẻ hồn nhiên và tinh nghịch. Có lúc tôi lại thấy thấp thoáng lời dạy bảo của bố trong câu chuyện của Gamzat Xadaz hay Abutalip, thấy hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ trong Samin. Và dường như, dù ở Viêt Nam hay ở Đaghextan, hay ở bất kỳ đất nước nào khác, tình yêu thương con người, lòng yêu nước luôn luôn hiện hữu. (trích từ quan điểm của dịch giả Nguyễn Hữu Huân và nhà thơ Bằng Việt)

Cốt lõi của tác phẩm vẫn là phương pháp văn học hết sức giản dị. Dường như Rasul Gamzatov xin ý kiến độc giả và viết lời tựa cho cuồn sách tương lai của mình. Ông suy nghĩ kỹ càng về cuốn sách ấy, thấy khoái cảm vì nó, ông như quên đi những âm điệu khác nhau và những kiến giải cùng chiều, ông nhớ lại, ông suy ngẫm, ông trò chuyện với độc giả, với những người quen, với những người thân thuộc và người cùng làng. Ông cho chúng ta biết một lượng thông tin thú vị nhất về Kapkazơ, về thơ ca, về cuộc sống, về con người, về lịch sử.

Tác phẩm được thêm vào nhiều truyện vừa mà mỗi truyện ấy cũng có thể thành một tác phẩm riêng. Đây đó trong tác phẩm ông tung ra nhiều câu tục ngữ, ngạn ngữ, ông kể những chuyện vui và cả những chuyện buồn đã xảy ra với chính tác giả, với bạn bè ông hoặc nó còn được giữ lại từ lâu trong ký ức của nhân dân. Tác giả không sợ phải ngắt mạch truyện của mình bằng một cốt truyện khác, ông như đi lạc đề hoặc đùa vui, hoặc kể những chuyện hoàn toàn buồn. Nói gọn lại, ông đã đối xử với bạn đọc như với người đối thoại tự do, sinh động, nghiêm túc và thông minh sắc sảo. Do đó, ngay trong văn bản cuốn sách đôi khi không biết vì sao nó có vẻ là lạ như thể không phải là văn viết. Nó có nhiều kiểu chữ khác, nhiều đoạn ngắt quãng, nhiều chỗ tách ra cứ như nó giữ lại trong bản thân dấu vết của thứ khẩu ngữ lộn xộn. Chính sự phá vỡ đó của hình thức nghệ thuật cuốn sách đã đảm bảo cho dung lượng hết sức lớn của nó.

Tác phẩm của Rasul Gamzatov không chỉ là lời tự thú của tâm hồn nhà thơ, nó còn là một cuốn bách khoa thật sự về cuộc sống của dân tộc Avar. Chính Gamzatov đã viết về bản thân mình như thế này: "Cha tôi gọi tên tôi là Raxun - mà theo tiếng Arập thì từ ấy có nghĩa là người đại diện. Hạnh phúc thay cho nhà thơ nào được độc giả nói về ông ta như thế này: đó là người đại diện của chúng tôi, người đại diện của nước chúng tôi, của nền thơ ca chúng tôi. Ở đây tôi không thể nói rằng tôi xứng đáng với tên của mình. Song bao giờ tôi cũng mong muốn được như thế. Tôi sống ở thủ đô nước Cộng hoà tự trị Dagestan, tại thành phố Makhátkala trên phố Macxim Gorki, nhà 15. Khi các bạn tới vùng chúng tôi xin mời các bạn ghé chơi nhà tôi. Lời chúc mừng yêu thích nhất của tôi là: chúc cho những người tốt sẽ gặp những điều tốt đẹp, mong cho kẻ xấu sẽ gặp những điều xấu xa. Dù rằng điều đó thường xảy ra ngược lại."

IV) Về thông điệp nghệ thuật trong phần “Đề tài” của tác phẩm Dagestan của tôi

“Đừng phá cửa - có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khóa. Lời ghi trên cánh cửa Đừng nói: “Trao cho tôi đề tài” Hãy nói: “Trao cho tôi đôi mắt”. Lời khuyên đối với các nhà văn trẻ.” “Các đồng chí thân mến, tôi có nguyện vọng lớn muốn viết. Nhưng không biết viết gì. Hãy gợi ý cho tôi một đề tài kịp thời, tôi sẽ viết được một cuốn rất hay”. ( trích “Đề tài” trong tác phẩm Dagestan của tôi- R.Gamzatov) R.Gamzatov quyết định chọn chính Dagestan – quê hương của ông là đề tài: “Đề tài của tôi là quê hương. Tôi không phải tìm đề tài, phải lựa chọn. Chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương nhưng quê hương thì ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”. Có được lời tâm huyết bình dị như vậy đâu phải trong chốc lát. Nhà thơ đã phải trải qua những cuộc hành trình đi khắp thế gian mới có được sự quyết định đúng đắn này. Và chúng ta cũng không nên quên rằng đã chọn “Dagestan của tôi” là đề tài chứ không phải một Dagestan nào khác của những người xứ Avar khác.

Chính vì đã tìm được đề tài như vậy, R. Gamzatov đã viết nên tác phẩm trứ danh “Dagestan của tôi”. R.Gamzatov đã chú ý đến vấn đề này khá sâu sắc và tinh tế, sau khi xác định được “Dagestan của tôi” là xuất phát điểm của mình, nhà thơ không quên nghĩ đến việc gắn lên trên “cái mũ của đề tài cụ thể” một ngôi sao đưa đường. Ngôi sao đính trên mũ ấy là “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”. Xác định được đề tài cụ thể là quê hương, từ “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương” ấy, nhà thơ đã tìm thấy đề tài lớn cho mình. Nói cách khác, nhà thơ chỉ có thể đến được với đề tài lớn lao khi xác định được nơi xuất phát của mình. Và không trói buộc mình ở một đề tài nhỏ hẹp, Gamzatov đã tìm được đề tài lớn cho mình, đó là cả thế giới: “Tôi không muốn tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà của tôi, trong lòng tôi, trong Dagestan của tôi, trong tình cảm của tôi với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương tôi tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này, với ý nghĩa đó, đề tài của tôi là cả thế giới”. Liệu còn định nghĩa nào về đề tài mà lại sâu xa, tinh tế và đầy đủ hơn lời nói đầy chất thơ của thi sĩ Dagestan này nữa không? Tự ví mình như con suối mải mê chảy từ nguồn ra tới biển, lúc thì “đổ xuống tung bọt trắng ngần” băng qua “những hẻm núi hoàng hôn chập choạng”, lúc thì “dường như dừng lại, êm đềm lắng sâu, thu vào mình bóng hình của núi, trời sao” rồi lại tiếp chảy hối hả, Gamzatov đã có nhận xét tuyệt hay: “Tôi trôi đi – có nghĩa là phía trước có mục tiêu. Không phải tôi chỉ linh cảm, mà tôi còn nhìn thấy, biết trước khoảng rộng mênh mông của biển”.

Càng sâu sắc hơn, khi Gamzatov khẳng định rằng, mỗi tác phẩm có hai người mẹ, một là quê hương của riêng mình, một là Tổ quốc của dân tộc mình, cho nên nhà thơ phải sống với “trách nhiệm người công dân không phải chỉ với miền Avarixtan, không phải chỉ với đất nước Liên Xô bao la mà với cả hành tinh này, thế kỷ hai mươi này. Không thể sống khác”.

V) Kết luận

Rasul Gamzatov với tác phẩm “Dagestan của tôi” vượt ra ngoài định nghĩa và biến thể của loại hình văn học. Nó là tự truyện, chỉ có điều là tiểu sử nhiều cốt truyện, nhiều giọng nói, tiểu sử của nhà thơ, tiểu sử làng bản thân thuộc và tiểu sử dân tộc. Tác phẩm giàu chất thơ và rất chân thành, nó đậm sắc trữ tình và được sưởi ấm bởi sự hài hước nhẹ nhàng, được chiếu sáng bởi sự láu lỉnh – cái láu lỉnh tinh nghịch dí dỏm. Rasul Gamzatov sử dụng khéo léo ngôn ngữ huyền diệu của dân gian giàu nhạc điệu và đầy màu sắc, đồng thời biết hòa trộn bất ngờ các sắc điệu văn phong rồi nói lên bằng ngôn ngữ tươi mới và phóng khoáng của ngời đương thời.

Trả lời

Kể về cuốn sách không hề dễ, bởi nó không phải là tiểu thuyết, tùy bút hay tư liệu, nó cũng chẳng có cốt truyện hay mạch tư duy nào hết. Đơn giản chỉ là những mẩu chuyện nhỏ được viết cạnh nhau, nói về phong tục, lối sống, tình cảm của đất nước Dagestan. Đôi khi là bài học cho mỗi người về cách ứng xử với nhau trong cuộc sống. Thỉnh thoảng lại là một câu chuyện phiếm. Nói theo cách của dân tộc Avar, tác phẩm như một con chim bay trên bầu trời và từ trên cao thấy rõ như trong lòng bàn tay, những núi non, khe vực thân thuộc, những làng mạc và phố phường, những nhà cửa và chợ búa, những con chim ưng và những con dê, niềm vui và nỗi lo lắng, quá khứ và có lẽ cả tương lai.

Tác phẩm được viết với lối viết rất tự do, đậm sắc trữ tình, khá hài hước, và một chút láu lỉnh. Nó không khiến bạn phải dành nhiều thời gian để đọc theo kiểu ngấu nghiến, không phải là cung cấp những tư liệu khô khan, nhưng cũng chẳng phải là một câu chuyện gay cấn hấp dẫn. Mỗi lần cầm sách lên, bạn có thể chỉ đọc một mẩu nhỏ dài khoảng vài dòng mà không thấy bứt rứt vì không thể đọc tiếp. Nhưng bạn cũng có thể đọc hết cả nửa cuốn một lúc mà không thấy nhàm chán.

“Dagestan của tôi” viết về một đất nước xa lạ nhưng lại thật thân quen. Tôi tìm thấy chính mình trong Raxun, tuổi trẻ của tác giả đôi khi ngốc nghếch, đôi khi sai lầm, nhưng cũng tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu. Tôi nhận ra hình bóng những người xung quanh trong người dân Đaghextan. Những người mẹ dành hết tình yêu cho con, những cụ già đầy triết lý, con trẻ hồn nhiên và tinh nghịch. Có lúc tôi lại thấy thấp thoáng lời dạy bảo của bố trong câu chuyện của Gamzat Xadaz hay Abutalip, thấy hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ trong Samin. Và dường như, dù ở Viêt Nam hay ở Đaghextan, hay ở bất kỳ đất nước nào khác, tình yêu thương con người, lòng yêu nước luôn luôn hiện hữu. (trích từ quan điểm của dịch giả Nguyễn Hữu Huân và nhà thơ Bằng Việt)

Cốt lõi của tác phẩm vẫn là phương pháp văn học hết sức giản dị. Dường như Rasul Gamzatov xin ý kiến độc giả và viết lời tựa cho cuồn sách tương lai của mình. Ông suy nghĩ kỹ càng về cuốn sách ấy, thấy khoái cảm vì nó, ông như quên đi những âm điệu khác nhau và những kiến giải cùng chiều, ông nhớ lại, ông suy ngẫm, ông trò chuyện với độc giả, với những người quen, với những người thân thuộc và người cùng làng. Ông cho chúng ta biết một lượng thông tin thú vị nhất về Kapkazơ, về thơ ca, về cuộc sống, về con người, về lịch sử.

Tác phẩm được thêm vào nhiều truyện vừa mà mỗi truyện ấy cũng có thể thành một tác phẩm riêng. Đây đó trong tác phẩm ông tung ra nhiều câu tục ngữ, ngạn ngữ, ông kể những chuyện vui và cả những chuyện buồn đã xảy ra với chính tác giả, với bạn bè ông hoặc nó còn được giữ lại từ lâu trong ký ức của nhân dân. Tác giả không sợ phải ngắt mạch truyện của mình bằng một cốt truyện khác, ông như đi lạc đề hoặc đùa vui, hoặc kể những chuyện hoàn toàn buồn. Nói gọn lại, ông đã đối xử với bạn đọc như với người đối thoại tự do, sinh động, nghiêm túc và thông minh sắc sảo. Do đó, ngay trong văn bản cuốn sách đôi khi không biết vì sao nó có vẻ là lạ như thể không phải là văn viết. Nó có nhiều kiểu chữ khác, nhiều đoạn ngắt quãng, nhiều chỗ tách ra cứ như nó giữ lại trong bản thân dấu vết của thứ khẩu ngữ lộn xộn. Chính sự phá vỡ đó của hình thức nghệ thuật cuốn sách đã đảm bảo cho dung lượng hết sức lớn của nó.

Tác phẩm của Rasul Gamzatov không chỉ là lời tự thú của tâm hồn nhà thơ, nó còn là một cuốn bách khoa thật sự về cuộc sống của dân tộc Avar. Chính Gamzatov đã viết về bản thân mình như thế này: "Cha tôi gọi tên tôi là Raxun - mà theo tiếng Arập thì từ ấy có nghĩa là người đại diện. Hạnh phúc thay cho nhà thơ nào được độc giả nói về ông ta như thế này: đó là người đại diện của chúng tôi, người đại diện của nước chúng tôi, của nền thơ ca chúng tôi. Ở đây tôi không thể nói rằng tôi xứng đáng với tên của mình. Song bao giờ tôi cũng mong muốn được như thế. Tôi sống ở thủ đô nước Cộng hoà tự trị Dagestan, tại thành phố Makhátkala trên phố Macxim Gorki, nhà 15. Khi các bạn tới vùng chúng tôi xin mời các bạn ghé chơi nhà tôi. Lời chúc mừng yêu thích nhất của tôi là: chúc cho những người tốt sẽ gặp những điều tốt đẹp, mong cho kẻ xấu sẽ gặp những điều xấu xa. Dù rằng điều đó thường xảy ra ngược lại."

IV) Về thông điệp nghệ thuật trong phần “Đề tài” của tác phẩm Dagestan của tôi

“Đừng phá cửa - có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khóa. Lời ghi trên cánh cửa Đừng nói: “Trao cho tôi đề tài” Hãy nói: “Trao cho tôi đôi mắt”. Lời khuyên đối với các nhà văn trẻ.” “Các đồng chí thân mến, tôi có nguyện vọng lớn muốn viết. Nhưng không biết viết gì. Hãy gợi ý cho tôi một đề tài kịp thời, tôi sẽ viết được một cuốn rất hay”. ( trích “Đề tài” trong tác phẩm Dagestan của tôi- R.Gamzatov) R.Gamzatov quyết định chọn chính Dagestan – quê hương của ông là đề tài: “Đề tài của tôi là quê hương. Tôi không phải tìm đề tài, phải lựa chọn. Chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương nhưng quê hương thì ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”. Có được lời tâm huyết bình dị như vậy đâu phải trong chốc lát. Nhà thơ đã phải trải qua những cuộc hành trình đi khắp thế gian mới có được sự quyết định đúng đắn này. Và chúng ta cũng không nên quên rằng đã chọn “Dagestan của tôi” là đề tài chứ không phải một Dagestan nào khác của những người xứ Avar khác.

Chính vì đã tìm được đề tài như vậy, R. Gamzatov đã viết nên tác phẩm trứ danh “Dagestan của tôi”. R.Gamzatov đã chú ý đến vấn đề này khá sâu sắc và tinh tế, sau khi xác định được “Dagestan của tôi” là xuất phát điểm của mình, nhà thơ không quên nghĩ đến việc gắn lên trên “cái mũ của đề tài cụ thể” một ngôi sao đưa đường. Ngôi sao đính trên mũ ấy là “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”. Xác định được đề tài cụ thể là quê hương, từ “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương” ấy, nhà thơ đã tìm thấy đề tài lớn cho mình. Nói cách khác, nhà thơ chỉ có thể đến được với đề tài lớn lao khi xác định được nơi xuất phát của mình. Và không trói buộc mình ở một đề tài nhỏ hẹp, Gamzatov đã tìm được đề tài lớn cho mình, đó là cả thế giới: “Tôi không muốn tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà của tôi, trong lòng tôi, trong Dagestan của tôi, trong tình cảm của tôi với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương tôi tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này, với ý nghĩa đó, đề tài của tôi là cả thế giới”. Liệu còn định nghĩa nào về đề tài mà lại sâu xa, tinh tế và đầy đủ hơn lời nói đầy chất thơ của thi sĩ Dagestan này nữa không? Tự ví mình như con suối mải mê chảy từ nguồn ra tới biển, lúc thì “đổ xuống tung bọt trắng ngần” băng qua “những hẻm núi hoàng hôn chập choạng”, lúc thì “dường như dừng lại, êm đềm lắng sâu, thu vào mình bóng hình của núi, trời sao” rồi lại tiếp chảy hối hả, Gamzatov đã có nhận xét tuyệt hay: “Tôi trôi đi – có nghĩa là phía trước có mục tiêu. Không phải tôi chỉ linh cảm, mà tôi còn nhìn thấy, biết trước khoảng rộng mênh mông của biển”.

Càng sâu sắc hơn, khi Gamzatov khẳng định rằng, mỗi tác phẩm có hai người mẹ, một là quê hương của riêng mình, một là Tổ quốc của dân tộc mình, cho nên nhà thơ phải sống với “trách nhiệm người công dân không phải chỉ với miền Avarixtan, không phải chỉ với đất nước Liên Xô bao la mà với cả hành tinh này, thế kỷ hai mươi này. Không thể sống khác”.

V) Kết luận

Rasul Gamzatov với tác phẩm “Dagestan của tôi” vượt ra ngoài định nghĩa và biến thể của loại hình văn học. Nó là tự truyện, chỉ có điều là tiểu sử nhiều cốt truyện, nhiều giọng nói, tiểu sử của nhà thơ, tiểu sử làng bản thân thuộc và tiểu sử dân tộc. Tác phẩm giàu chất thơ và rất chân thành, nó đậm sắc trữ tình và được sưởi ấm bởi sự hài hước nhẹ nhàng, được chiếu sáng bởi sự láu lỉnh – cái láu lỉnh tinh nghịch dí dỏm. Rasul Gamzatov sử dụng khéo léo ngôn ngữ huyền diệu của dân gian giàu nhạc điệu và đầy màu sắc, đồng thời biết hòa trộn bất ngờ các sắc điệu văn phong rồi nói lên bằng ngôn ngữ tươi mới và phóng khoáng của ngời đương thời.