Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975?
kiến thức chung
I.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ đó đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: Đổi mới là “nhu cầu bức thiết, là“vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc.
+ Văn hoá: Tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới.
+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường.
+ Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.
Tóm lại: Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triên khách quan của nền văn học.
II. Những chuyển biến đầu tiên của nền VH trên đường đổi mới:
- Phản ánh những mặt tiêu cực trong xã hội(kịch Lưu Quang Vũ, tiểu thuyết Nguyễn Mạnh Tuấn…)
- Nhìn thẳng vào những thất bại trong chiến tranh(Đất trắng-NT Oánh)
- Thể hiện bi kịch cá nhân(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành-NM Châu, Thời xa vắng- LLựu, Mùa lá rụng trong vườn- MV Kháng)
- Tham gia chống tiêu cực(Phùng Gia Lộc-Cái đêm hôm ấy đêm gì, Hoàng Hữu Các- Tiếng đất, Hoàng Minh Tường-Làng giáo có gì vui…)
- Đề cao tiêu chí văn hóa và bản sắc dân tộc.
- Mở rộng giao giao lưu với VH thế giới.
- Đổi mới tư tưởng thẩm mĩ, hệ thống thể loại, thi pháp, phong cách nghệ thuật.
III. Những thành tựu chủ yếu và hạn chế:
1. Đổi mới về ý thức nghệ thuật:
- Nhận thức hiện thực không còn đơn giản, xuôi chiều.
- Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, nhiều bí ẩn phải khám phá.
- Nhà văn phải cầm bút bằng tư tưởng chứ không chỉ với nhiệt tình cách mạng.
- Sáng tạo NT không chỉ bằng kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
- Độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là những người bạn để giao lưu, đối thoại.
- Người nghệ sĩ phải tâm có tài, có khát vọng sáng tạo để khẳng định cá tính, phong cách của mình.
2. Thành tựu:
a.Thơ:
Từ sau 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc: Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan ( Ý Nhi), Ánh trăng ( Nguyễn Duy), Xúc xắc mùa thu ( Hoàng Nhuận Cầm)…
Hiện tượng nở rộ trường ca sau năm 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này: Đất nước hình tia chớp ( Trần Mạnh Hảo), Những người đi biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh), Trường ca sư đoàn(Nguyễn Đức Mậu)…
b. Văn xuôi
Từ sau năm 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Về tiểu thuyết có: Đất trắng( Nguyễn Trọng Oánh), Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Cha và con và…, Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Người đàn bà đi trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Mảnh đất lắm người nhiều ma(Nguyễn Khắc Trường), truyện ngắn của NH Thiệp….
Về phóng sự có các phóng sự tiêu biểu của Phùng Gia Lộc(Cái đêm hôm ấy đêm gì), Hoàng Hữu Các, Hoàng Minh Tường…
Về truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau(Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu(Nguyễn Huy Thiệp)…
Kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Cát bụi chân ai, Chiều chiều(Tô Hoài)…
Kịch: Phát triển mạnh mẽ với những vở tiêu biểu: Nhân danh công lí (Doãn Hoàng Giang), Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)…
Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới với sự xuất hiện của một số cây viết trẻ có triển vọng.
3. Những đổi mới về nội dung nghệ thuật
a. Thay đổi trong quan niệm về con người:
-Con người ở phương diện cá nhân và đời thường(Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng, Tướng về hưu, Cỏ lau...)
-Con người mang tính nhân loại(Cha và con và...-N Khải, Nỗi buồn chiến tranh-Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng-Chu Lai...)
- Con người tự nhiên với những bản năng vốn có.
-Con người tâm linh(Mảnh đất lắm người nhiều ma...)
b. Đổi mới cảm hứng NT:
-Cảm hứng thế sự tăng mạnh, cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần.
-Quan tâm số phận cá nhân
c. Đổi mới về nghệ thuật:
-Đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật, phát huy bút pháp hướng nội.
-Chú ý không gian đời tư, mở rộng thời gian tâm lí.
-Sử dụng đa dạng phương thức trần thuật với giọng điệu phong phú.
-Ngôn ngữ VH gần với đời thường hơn.
4. Hạn chế:
-Một bộ phận giới cầm bút chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng, biến VH thành một thứ hàng hóa để câu khách.
Tóm lại:
Từ năm 1986 ( sau Đại hội VI của Đảng) văn học từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới sâu sắc, mạnh mẽ và khá toàn diện.
Nhìn chung VH 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề. Cá tính sáng tạo của nhà văn được đề cao. Con người và hiện thực được nhìn nhận, tiếp cận và khám phá ở nhiều phương diện, trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Văn học có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân ...
Nội dung liên quan
Tường Ly