TRÌNH BÀY MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VĂN HÓA TRUNG QUỐC

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

I. KHÁI QUÁT Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Về khái niệm văn hoá, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau (định nghĩa theo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…). Theo như UNESCO: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảmcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” Theo định nghĩa của Trung Quốc, văn hoá là dùng cái đẹp để biến đổi con người, dùng chân thiện mỹ để cải tạo con người.Văn hoá trong quan niệm của người Trung Quốc, văn được hiểu là hoa văn, là cái đẹp; hoá là hoá thành, biến đổi; văn hoá trong “văn trị giáo hoá”. Tất cả những cái bản thân nó là cái đẹp và giúp ích cho con người đẹp hơn là văn hoá. Môi trường sinh thái và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau.Đó là mối quan hệ hữu cơ, có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau: Văn hóa chịu sự quy định của môi trường sinh thái và văn hóa cũng có thể tác động ngược trở lại môi trường. Môi trường sinh thái của văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của văn hóa như: địa lý, lịch sử - xã hội, kinh tế,… Văn hoá Trung Quốc là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Để tìm hiểu được nền văn hóa Trung Quốc nhất định cần phải tìm hiểu sâu sắc môi trường sinh thái của Trung Quốc, hiểu rõ về địa lí, đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình lịch sử phát triển lâu đời của Trung Quốc. II. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC 1. Yếu tố địa lý Sự phát sinh và phát triển văn hóa ở bất kì một dân tộc nào cũng không tách rời khỏi môi trường tự nhiên của nó. Môi trường tự nhiên ở các khu vực khác nhau có những đặc điểm khác nhau, chính nhờ thế mà văn hóa ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có sự khác nhau, Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Từ cổ xưa, văn hóa Trung Quốc đã được phát sinh trên mảnh đất phì nhiêu của đại lục phía Đông châu Á, vì vậy đã hình thành nên nhiều phẩm cách khác với văn hóa châu Âu, văn hóa châu Mỹ,... Chính những đặc điểm về địa lí, điều kiện tự nhiêu như đất, nước khí hậu, địa hình đã góp phần quan trọng trong việc hình thành đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thế giới, dân số đông nhất thế giới và cũng có nền văn hóa có bề sâu lịch sử bậc nhất thế giới. Trung Quốc có diện tích là 9,6 triệu km2, trải dài 2/3 lục địa châu Á, là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 thế giới. Với diện tích lớn như vậy, Trung Quốc mang đặc trưng cho cả khu vực châu Á. Trung Quốc nằm ở phía đông của đại lục châu Á, phía đông nam tiếp giáp với Thái Bình Dương mênh mông, phía tây nam và phía tây bắc nằm ở trung tâm của đại lục Á, Âu. Dân tộc Trung Hoa sống trên khu vực rộng lớn như vậy dễ dàng sáng tạo ra nền văn hóa và viết nên lịch sử dân tộc mình.Đất đai rộng lớn là yếu tố tạo nên sự phát triển đa dạng, phong phú, tạo nên bản sắc văn hóa khác nhau trên mỗi vùng miền, trong đó nổi bật là: văn hóa du mục phương bắc(nổi bật với: tính quốc tế, phi dân chủ, trọng sức mạnh , nguyên tắc), văn hóa nông nghiệp phương nam(dân chủ, hài hòa, coi trọng văn hóa tinh thần). Sự hỗn dung của hai nền văn hóa là cơ sở tạo nên văn hóa Trung Hoa. Không phải con sông nào cũng đem lạivăn minh cho nhân loại nhưng những nền văn minh đầu tiên đều bắt nguồn từ những dòng sông, nền văn minh Trung Hoa là sự hóa thân của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây- đông. Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Văn minh Hoàng Hà xuất hiện rất sớm, được ghi dấu ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người. Tuy sông Hoàng Hà đã nhiều lần gây ra lũ lụt nhưng cũng chính nó đã mang lại phù sa màu mỡ đến cho người Trung Hoa cổ đại từ những chi lưu của mình, đã nuôi sống dân tộc Trung Hoa, hun đúc nền văn minh lâu đời bậc nhất thế giới ngày nay.Đất cao lanh ở quanh khu vực sông Hoàng Hà còn là nguyên liệu để con người có thể xây nhà, đắp thành, làm gốm sứ… Bên cạnh sông Hoàng Hà rộng lớn, Trung Quốc còn gắn liền với sông Dương Tử (Trường Giang), dòng sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 thế giới với 6300km. Bắt nguồn từ dãy núi chính Đường Lạp Cổ của tỉnh Thanh Hải, Trường Giang có rất nhiều nhánh, nguồn nước dồi dào, là con sông đứng đầu toàn quốc về lượng đất đai cần tưới tiêu và số người sử dụng. Trường Giang như một chiếc thắt lưng ngọc màu xanh quấn quanh đại lục Trung Hoa. Sức sống mãnh liệt đã khiến nó trở thành khu vực phát sinh thứ hai của nền văn minh Trung Hoa.Chính nhờ các dòng sông lớn này mà Trung Quốc có nền văn minh lớn và lâu đời bậc nhất thế giới. Về cơ bản nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp. Nông nghiệp nguyên thủy kinh nghiệm còn ít ỏi, công cụ thô sơ, cần sự hợp tác nhiều người, từ các thành viên trong thị tộc, bộ lạc. Bên cạnh đó người dân còn sống bên cạnh những dòng sông lớn và dữđòi hỏi sự đoàn kết để cùng trị thủy. Cuộc đấu tranh thiên nhiên trường kì giúp con người hiểu biết về thiên nhiên, ý thức tự giác cộng đồng dần hình thành, sự tập trung này đã tạo nên nền văn hoá cộng đồng. Địa hình Trung quốc thấp dần từ tây sang đông, với núi và cao nguyên chiếm 2/3 lãnh thổ. Núi cao nhất là Chômôlungma (8.848m) thuộc dãy Hymalaya trên biên giới Trung Quốc – Nêpan. Các núi cao nổi tiếng Trung Quốc như Côn Lôn, Thiên Sơn, Tần Lĩnh, Hoành Đoạn Sơn,... Vùng thung lũng và đồng bằng chiếm 1/3 lãnh thổ. Đặc biệt, nước Trung Hoa với đông giáp biển, bắc giáp xa mạc, tây núi cao chắn…tạo một hoàn cảnh cơ bản là phong bế như vậy đã tăng cường quan niệm về “tính chỉnh thể” “tính toàn vẹn” “tính thống nhất”. Mặt khác, căn cứ theo địa hình, văn hóa Trung Quốc được chia làm 3 bậc thang: núi cao, bình nguyên và duyên hải ven biển. Núi cao và bình nguyên là hai bậc thang mang tính chất lục địa. Mỗi bậc thang khác nhau sẽ tạo ra những đặc điểm văn hóa khác nhau. Ở bậc thang bình nguyên lại là nơi người dân phải đi làm ăn xa, đi lại nhiều, đó là lý do cho các phát minh về xe cộ ra đời. Những chiếc xe để phục vụ cho việc đi lại làm ăn xa và chở hàng hóa, đồ dùng như xe cút kít, xe kéo,... Bậc thang năng động nhất phải kể đến đó là bậc thang duyên hải, đây là khu vực giỏi thương nghiệp, bởi họ gần biển, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên nhiên dữ dội đồng thời cũng phải phát triển kinh tế để nuôi sống bản thân. Chính vì vậy, thương nghiệp rất phát triển nhờ giao lưu buôn bán bằng cả đường thủy và đường bộ. Ba bậc thang như vậy đã tạo nên cho văn hóa Trung Quốc trong âm có dương, trong dương có âm, trong tĩnh có động trong động có tĩnh. Chính vì vậy, trong giới nghiên cứu thường có câu về Trung Quốc là “ Nói không là khó, nói khó là không có”. Về khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, địa hình trải dài qua nhiều loại khí hậu, có đến 6 vùng khí hậu khác nhau, đa dạng từ ấm đến khô. Từ khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới cũng chia làm ba vùng ôn đới ấm, ôn đới và ôn đới lạnh. Đặc điểm này giúp Trung Quốc vừa đa dạng vừa thống nhất, trong đa dạng có thống nhất và trong thống nhất có đa dạng. Như vậy, những đặc trưng về mặt địa lí- địa thế có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Quốc, những đặc điểm văn hóa chịu sự tác động, quy định bởi những đặc điểm tự nhiên. Điều này thể hiện rõ nét trong mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội của người dân Trung Quốc từ văn hóa ẩm thực, văn hóa nhà ở, kiến trúc đến văn hóa giao thông, đi lại.Những đặc điểm về địa thế phức tạp, khí hậu khác nhau cũng như sự đa dạng của dân tộc có ảnh hưởng rất lớn tâm lý văn hóa, sở thích và đặc biệt là sản phẩm đặc trưng của quốc gia này. Những sản phẩm tiêu biểu phải kể đến khi nói đến Trung Quốc đó là: gốm sứ, tơ lụa, trà. Có thể thấy, gốm sứ Trung Quốc có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những thăng trầm của lịch sử, gốm sứ Trung Quốc không ngừng chuyển mình, thay đổi và phát triển vươn lên đỉnh cao, để từ đó cho ra những dòng gốm và sản phẩm gốm sứ ấn tượng, đặc sắc. Điểm cơ bản nhất của gốm sứ Trung Quốc là làm từ đất hoàng thổ - những hạt bụi đất hình thành từ các lớp trầm tích màu mỡ, màu vàng – một thứ đất nguyên sinh và nguyên liệu hàng đầu cho mọi sự cách tân. Chính đất hoàng thổ đã tạo nên gốc gác văn hóa Trung Quốc. Sản phẩm thứ hai phải kể đến là tơ lụa. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất thế giới từ thế kỉ III TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và quý tộc, sau này tơ lụa được đưa đi các vùng hình thành nên con đường buộn bán lớn nhất thời cổ đại mang tên “ Con đường tơ lụa”. Trà cũng là một sản phẩm tiêu biểu nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Trung Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Từ xưa, trà Trung Quốc được coi là đồ uống quý tộc, được sử dụng trong tầng lớp quý tộc và xuất bán sang hoàng gia các nước Anh, Nga, Mỹ,... 2.Yếu tố chính trị - lịch sử Trung Quốc tuy đã từng bị chia cắt nhiều lần do thù trong giặc ngoài song nó vẫn khôi phục được cục diện đại thống nhất với lãnh thổ rộng lớn và dân số đông đúc. Nguyên nhân quan trọng nhất giúp Trung Quốc duy trì được nền thống nhất lâu dài chính là tính thống nhất của văn hóa Trung Quốc. Trước hết là sự thống nhất chữ viết. Từ thời Ân Thương, chữ viết của Trung Quốc đã phát triển theo hướng thống nhất. Các sử gia có ghi chép cho biết đến thời Tần cục diện “ xe có chung một cỡ trục, sách có chung một loại chữ, đức hạnh có chung một nền tảng luân lý. Nhờ nó mà người Trung Quốc không chỉ đồng hóa được nhiều dân tộc ngoại lại mà còn củng cố đoàn kết dân tộc. Chính những điều này đã hình thành nên tính thông nhất của văn hóa Trung Quốc. Vào thời nhà Chu Trung Quốc đã thành một quốc gia thống nhất theo chế độ phong kiến. Tuy nhiên sau khi nhà Chu suy thoái thì xảy ra tình trạng ngũ bá thất hùng tranh giành thiên hạ. Một nguyên nhân vô cùng quan trọng của tình trạng này là sự đề xướng tư tưởng thống nhất mà các trường phái học thuật đưa ra. Lão Tử với chủ trương nước nhỏ dân ít, Mặc Tử với tư tưởng “thượng đồng” và Nho gia “đại đồng” đều kỳ vọng một cục diện chính trị thống nhất. Lương Vương Tư hỏi Mạnh Tử “ làm thế nào để bình thiên hạ?” Mạnh Tử trả lời “ Bình định thiên hạ nằm ở chỗ thống nhất nó”. Tư tưởng này góp phần củng cố nền chính trị chuyên chế, song cũng tăng đoàn kết trong dân cũng như duy trì cục diện thống nhất. 3.Kinh tế - xã hội Đây cũng là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới với gần 1.4 tỉ người (2016), chiếm 1/5 dân số thế giới. Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc. Dân tộc Hán chiếm chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người ( chiếm 6% dân số và phân bố trên 50 – 60% diện tích toàn Trung Quốc). Với số lượng các dân tộc lớn được phân bố hầu khắp lãnh thổ nên văn hoa Trung quốc cũng rất phong phú với những nét riêng của từng cộng đồng dân tộc người Trung. Văn hóa Trung quốc thì chúng ta có thể nhận biết dễ dàng từ sâu thẳm trong từng lớp kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tư tưởng, và rất nhiều những yếu tố khác. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho văn hóa Trung Quốc phong phú và muôn hình vạn trạng. Hai yếu tố cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc là yếu tố huyết duyên và địa duyên. Huyết duyên dùng để chỉ quan hệ huyết thống thân thuộc, địa duyên dùng để chỉ quan hệ thân thuộc về mặt địa lý. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt gồm: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng họ có thể đại diện cho những lãnh tụ vĩ đại cho một xã hội thống nhất trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn xã hội phong kiến gia trưởng. Chế độ tông pháp mới chính thức trở thành chế độ một chế độ nghiêm ngạt thời Tây Chu. Gia tộc là tế bào của xã hội, trong Bạch Hổ Thông có câu: “Tộc giả, thấu dã, tụ dã, vị ân ái tương y thấu dã. Sinh tương thân ái, tử tương ai thống, hữu hội tụ chi đạo, cố vị chi tộc.” (Tộc là họp lại, tụ lại, ý nói mọi người thương yêu tụ hội lại với nhau. Sống thì cùng thương yêu, chết thì cùng đau buồn, có đạo tụ họp lại, cho nên gọi là tộc). Chế độ tông pháp thời Tây Chu, trong Lễ kí – Đại truyện có ghi chép rõ: Thượng trị tổ Nỉ, tôn tôn dã; hạ trị tử tôn, thân thân dã; bàng trị côn đệ, hợp tộc dĩ thực, tự dĩ chiêu mục, biệt chi dĩ lễ nghĩa, nhân đạo kiệt hĩ! (Trên thờ phụng tiên tổ, đó là tôn kính những bậc chí tôn; dưới chăm lo con cháu, đó là yêu thương những người thân; bên cạnh thuận theo anh em, dùng việc ăn uống để nối kết cả tộc, lấy chiêu mục để làm rõ thứ bậc, lấy lễ nghĩa để phân biệt thân sơ lớn nhỏ, luân thường đạo lí đã thể hiện ra hết.). Gia đình có quyền sinh, quyền sát. Cùng với chế độ tông pháp, Nho giáo cũng góp một phần không nhỏ làm sâu sắc thêm chế độ gia trưởng trong xã hội Trung Quốc. Đó là chế độ mà, trong gia đình quyền lực, tài sản tập trung vào tay người con cả. Đồng thời, người con cả cũng là người được dạy dỗ tốt nhất, được truyền lại kinh nghiệm, dạy nhân đức, đối nhân xử thế công bằng trước hết là trong gia đình với những người em và rộng hơn là với xã hội. Trong trường hợp những người con thứ không phục có thể ra ngoài thành lập một tông khác. Có thể nói, gia tộc là mô hình quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều to hơn gấp nhiều lần mà thôi.Hạt nhân trong mối quan hệ gia đình là chữ “ hiếu” nay lại được chuyển hóa tương đồng thành chữ “trung”. Với chữ “trung” mọi người trong thiên hạ phải phục tùng tuyệt đối bề trên của mình tức là ông vua. Quan hệ từ gia đình đến quốc gia là hết sức chặt chẽ. Người Trung Hoa thường có câu “ Gia tộc tông pháp, quốc gia đồng kết cấu” để chỉ mối quan hệ này. Giống như yếu tố làng xã trong văn hóa Việt Nam, yếu tố địa duyên là quan hệ thân thuộc cùng khu vực địa lý. Người ta nói: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Yếu tố địa duyên như là tất cả mọi người cùng một chư hầu, cùng một vương quốc. Tất cả mọi người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ tình cảm láng giềng và lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Nếu như trước đây ở Trung Quốc gia tộc là bản vị thì đến nay có thêm lợi ích cũng là bản vị trong văn hóa Trung Hoa. Trung Quốc là quốc gia duy nhất lấy con người làm trung tâm, luôn hướng về nhân loại, không phục vụ cho thánh thần, chỉ phục vụ con người. Người Trung Quốc luôn dùng thiên nhiên để nghiệm ra những đạo lý phục vụ cho con người, chứ không bắt con người phục vụ thần thánh. Người Trung Quốc không hề ước mong mình sẽ thành tiên mà chỉ mong ước sẽ có cuộc sống nhân loại bình thường, bởi họ cho rằng con người phải có đủ sinh, ly, từ, biệt. Người Trung Quốc có câu: “ Phú quý sinh lễ nghĩa” ý nói con người khi giàu có, sung túc, thì thường chú trọng đến đời sống văn hoá, tinh thần, nhiều nghi thức, lễ nghĩa được con người đưa ra để làm phong phú đời sống của họ. Chỉ khi kinh tế thật sự phát triển thì văn hóa mới có điều kiện thuận lợi phát triển theo. Trung quốc xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp cơ bản trồng lúa khô, lúa nước và du mục. Lúa khô và du mục mang tính động, lúa nước mang tính tĩnh. Tính dương nhiều hơn tính âm tạo nên cho Trung Quốc một nền kinh tế năng động. Với phương thức sản xuất châu Á: tỉnh điền, chia ruộng cho dân cày rồi thu nông sản qua công xã. Ngoài ra, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế thế giới. Với nền kinh tế phát triển như vậy, văn hóa Trung Quốc có tiềm lực phát triển vô cùng to lớn. Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia cổ đại còn tồn tại được đến ngày nay, là nơi có ngân hàng đầu tiên ra đời, là nơi có nhà nước lớn nhất thế giới,... Đặc biệt phải kể đến đó là tứ đại phát minh của Trung Quốc thời cổ đại, đóng góp cho nhân loại với thuốc súng, la bàn, giấy và nghề in. Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất trong tứ đại phát minh cổ đại. Các truyền thuyết kể rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra thuốc trường sinh bất tử. Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó, họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ. La bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người thích phiêu lưu mạo hiểm. Ban đầu, họ tạo ra la bàn để tìm được hướng Nam một cách chính xác vì đây là hướng rất quan trọng với họ. La bàn cổ xưa được làm ra vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bằng đá từ tính. Năm 105 sau Công nguyên, người Trung Quốc tạo ra một loại giấy khá giống với ngày nay bằng cách trộn bột gỗ và nước rồi ấn vào một khung vải. Loại giấy ban đầu đó khá thô nhưng chính là tiền thân của giấy hiện đại. Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Tứ đại phát minh có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, nó phục vụ cho kiến trúc, đi lại và truyền thừa văn hóa III.KẾT LUẬN Bất kì một nền văn hóa nào cũng phát sinh từ môi trường sinh thái khác nhau, môi trường sinh thái là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành văn hóa. Văn hóa Trung Quốc mang tầm vóc rộng lớn, năng động, đa dạng nhưng thống nhất, môi trường sinh thái góp một phần không nhỏ để hình thành nên nền văn hóa lâu đời này. Chính địa hình rộng lớn với số dân đông nhất thế giới, yếu tố lịch sử - xã hội lâu đời và nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới là những điều kiện hàng đầu để phát triển nền văn hóa đa dạng trong thống nhất và lâu đời bậc nhất thế giới này.
Trả lời
I. KHÁI QUÁT Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Về khái niệm văn hoá, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau (định nghĩa theo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…). Theo như UNESCO: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảmcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” Theo định nghĩa của Trung Quốc, văn hoá là dùng cái đẹp để biến đổi con người, dùng chân thiện mỹ để cải tạo con người.Văn hoá trong quan niệm của người Trung Quốc, văn được hiểu là hoa văn, là cái đẹp; hoá là hoá thành, biến đổi; văn hoá trong “văn trị giáo hoá”. Tất cả những cái bản thân nó là cái đẹp và giúp ích cho con người đẹp hơn là văn hoá. Môi trường sinh thái và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau.Đó là mối quan hệ hữu cơ, có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau: Văn hóa chịu sự quy định của môi trường sinh thái và văn hóa cũng có thể tác động ngược trở lại môi trường. Môi trường sinh thái của văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của văn hóa như: địa lý, lịch sử - xã hội, kinh tế,… Văn hoá Trung Quốc là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Để tìm hiểu được nền văn hóa Trung Quốc nhất định cần phải tìm hiểu sâu sắc môi trường sinh thái của Trung Quốc, hiểu rõ về địa lí, đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quá trình lịch sử phát triển lâu đời của Trung Quốc. II. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC 1. Yếu tố địa lý Sự phát sinh và phát triển văn hóa ở bất kì một dân tộc nào cũng không tách rời khỏi môi trường tự nhiên của nó. Môi trường tự nhiên ở các khu vực khác nhau có những đặc điểm khác nhau, chính nhờ thế mà văn hóa ở mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có sự khác nhau, Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Từ cổ xưa, văn hóa Trung Quốc đã được phát sinh trên mảnh đất phì nhiêu của đại lục phía Đông châu Á, vì vậy đã hình thành nên nhiều phẩm cách khác với văn hóa châu Âu, văn hóa châu Mỹ,... Chính những đặc điểm về địa lí, điều kiện tự nhiêu như đất, nước khí hậu, địa hình đã góp phần quan trọng trong việc hình thành đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thế giới, dân số đông nhất thế giới và cũng có nền văn hóa có bề sâu lịch sử bậc nhất thế giới. Trung Quốc có diện tích là 9,6 triệu km2, trải dài 2/3 lục địa châu Á, là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 thế giới. Với diện tích lớn như vậy, Trung Quốc mang đặc trưng cho cả khu vực châu Á. Trung Quốc nằm ở phía đông của đại lục châu Á, phía đông nam tiếp giáp với Thái Bình Dương mênh mông, phía tây nam và phía tây bắc nằm ở trung tâm của đại lục Á, Âu. Dân tộc Trung Hoa sống trên khu vực rộng lớn như vậy dễ dàng sáng tạo ra nền văn hóa và viết nên lịch sử dân tộc mình.Đất đai rộng lớn là yếu tố tạo nên sự phát triển đa dạng, phong phú, tạo nên bản sắc văn hóa khác nhau trên mỗi vùng miền, trong đó nổi bật là: văn hóa du mục phương bắc(nổi bật với: tính quốc tế, phi dân chủ, trọng sức mạnh , nguyên tắc), văn hóa nông nghiệp phương nam(dân chủ, hài hòa, coi trọng văn hóa tinh thần). Sự hỗn dung của hai nền văn hóa là cơ sở tạo nên văn hóa Trung Hoa. Không phải con sông nào cũng đem lạivăn minh cho nhân loại nhưng những nền văn minh đầu tiên đều bắt nguồn từ những dòng sông, nền văn minh Trung Hoa là sự hóa thân của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây- đông. Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Văn minh Hoàng Hà xuất hiện rất sớm, được ghi dấu ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người. Tuy sông Hoàng Hà đã nhiều lần gây ra lũ lụt nhưng cũng chính nó đã mang lại phù sa màu mỡ đến cho người Trung Hoa cổ đại từ những chi lưu của mình, đã nuôi sống dân tộc Trung Hoa, hun đúc nền văn minh lâu đời bậc nhất thế giới ngày nay.Đất cao lanh ở quanh khu vực sông Hoàng Hà còn là nguyên liệu để con người có thể xây nhà, đắp thành, làm gốm sứ… Bên cạnh sông Hoàng Hà rộng lớn, Trung Quốc còn gắn liền với sông Dương Tử (Trường Giang), dòng sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 thế giới với 6300km. Bắt nguồn từ dãy núi chính Đường Lạp Cổ của tỉnh Thanh Hải, Trường Giang có rất nhiều nhánh, nguồn nước dồi dào, là con sông đứng đầu toàn quốc về lượng đất đai cần tưới tiêu và số người sử dụng. Trường Giang như một chiếc thắt lưng ngọc màu xanh quấn quanh đại lục Trung Hoa. Sức sống mãnh liệt đã khiến nó trở thành khu vực phát sinh thứ hai của nền văn minh Trung Hoa.Chính nhờ các dòng sông lớn này mà Trung Quốc có nền văn minh lớn và lâu đời bậc nhất thế giới. Về cơ bản nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp. Nông nghiệp nguyên thủy kinh nghiệm còn ít ỏi, công cụ thô sơ, cần sự hợp tác nhiều người, từ các thành viên trong thị tộc, bộ lạc. Bên cạnh đó người dân còn sống bên cạnh những dòng sông lớn và dữđòi hỏi sự đoàn kết để cùng trị thủy. Cuộc đấu tranh thiên nhiên trường kì giúp con người hiểu biết về thiên nhiên, ý thức tự giác cộng đồng dần hình thành, sự tập trung này đã tạo nên nền văn hoá cộng đồng. Địa hình Trung quốc thấp dần từ tây sang đông, với núi và cao nguyên chiếm 2/3 lãnh thổ. Núi cao nhất là Chômôlungma (8.848m) thuộc dãy Hymalaya trên biên giới Trung Quốc – Nêpan. Các núi cao nổi tiếng Trung Quốc như Côn Lôn, Thiên Sơn, Tần Lĩnh, Hoành Đoạn Sơn,... Vùng thung lũng và đồng bằng chiếm 1/3 lãnh thổ. Đặc biệt, nước Trung Hoa với đông giáp biển, bắc giáp xa mạc, tây núi cao chắn…tạo một hoàn cảnh cơ bản là phong bế như vậy đã tăng cường quan niệm về “tính chỉnh thể” “tính toàn vẹn” “tính thống nhất”. Mặt khác, căn cứ theo địa hình, văn hóa Trung Quốc được chia làm 3 bậc thang: núi cao, bình nguyên và duyên hải ven biển. Núi cao và bình nguyên là hai bậc thang mang tính chất lục địa. Mỗi bậc thang khác nhau sẽ tạo ra những đặc điểm văn hóa khác nhau. Ở bậc thang bình nguyên lại là nơi người dân phải đi làm ăn xa, đi lại nhiều, đó là lý do cho các phát minh về xe cộ ra đời. Những chiếc xe để phục vụ cho việc đi lại làm ăn xa và chở hàng hóa, đồ dùng như xe cút kít, xe kéo,... Bậc thang năng động nhất phải kể đến đó là bậc thang duyên hải, đây là khu vực giỏi thương nghiệp, bởi họ gần biển, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên nhiên dữ dội đồng thời cũng phải phát triển kinh tế để nuôi sống bản thân. Chính vì vậy, thương nghiệp rất phát triển nhờ giao lưu buôn bán bằng cả đường thủy và đường bộ. Ba bậc thang như vậy đã tạo nên cho văn hóa Trung Quốc trong âm có dương, trong dương có âm, trong tĩnh có động trong động có tĩnh. Chính vì vậy, trong giới nghiên cứu thường có câu về Trung Quốc là “ Nói không là khó, nói khó là không có”. Về khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, địa hình trải dài qua nhiều loại khí hậu, có đến 6 vùng khí hậu khác nhau, đa dạng từ ấm đến khô. Từ khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới cũng chia làm ba vùng ôn đới ấm, ôn đới và ôn đới lạnh. Đặc điểm này giúp Trung Quốc vừa đa dạng vừa thống nhất, trong đa dạng có thống nhất và trong thống nhất có đa dạng. Như vậy, những đặc trưng về mặt địa lí- địa thế có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Quốc, những đặc điểm văn hóa chịu sự tác động, quy định bởi những đặc điểm tự nhiên. Điều này thể hiện rõ nét trong mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội của người dân Trung Quốc từ văn hóa ẩm thực, văn hóa nhà ở, kiến trúc đến văn hóa giao thông, đi lại.Những đặc điểm về địa thế phức tạp, khí hậu khác nhau cũng như sự đa dạng của dân tộc có ảnh hưởng rất lớn tâm lý văn hóa, sở thích và đặc biệt là sản phẩm đặc trưng của quốc gia này. Những sản phẩm tiêu biểu phải kể đến khi nói đến Trung Quốc đó là: gốm sứ, tơ lụa, trà. Có thể thấy, gốm sứ Trung Quốc có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những thăng trầm của lịch sử, gốm sứ Trung Quốc không ngừng chuyển mình, thay đổi và phát triển vươn lên đỉnh cao, để từ đó cho ra những dòng gốm và sản phẩm gốm sứ ấn tượng, đặc sắc. Điểm cơ bản nhất của gốm sứ Trung Quốc là làm từ đất hoàng thổ - những hạt bụi đất hình thành từ các lớp trầm tích màu mỡ, màu vàng – một thứ đất nguyên sinh và nguyên liệu hàng đầu cho mọi sự cách tân. Chính đất hoàng thổ đã tạo nên gốc gác văn hóa Trung Quốc. Sản phẩm thứ hai phải kể đến là tơ lụa. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất thế giới từ thế kỉ III TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và quý tộc, sau này tơ lụa được đưa đi các vùng hình thành nên con đường buộn bán lớn nhất thời cổ đại mang tên “ Con đường tơ lụa”. Trà cũng là một sản phẩm tiêu biểu nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Trung Quốc là quê hương của lá trà, người Trung Quốc là người biết đến cách trồng trà và chế biến các loại đồ uống từ lá trà sớm nhất. Từ xưa, trà Trung Quốc được coi là đồ uống quý tộc, được sử dụng trong tầng lớp quý tộc và xuất bán sang hoàng gia các nước Anh, Nga, Mỹ,... 2.Yếu tố chính trị - lịch sử Trung Quốc tuy đã từng bị chia cắt nhiều lần do thù trong giặc ngoài song nó vẫn khôi phục được cục diện đại thống nhất với lãnh thổ rộng lớn và dân số đông đúc. Nguyên nhân quan trọng nhất giúp Trung Quốc duy trì được nền thống nhất lâu dài chính là tính thống nhất của văn hóa Trung Quốc. Trước hết là sự thống nhất chữ viết. Từ thời Ân Thương, chữ viết của Trung Quốc đã phát triển theo hướng thống nhất. Các sử gia có ghi chép cho biết đến thời Tần cục diện “ xe có chung một cỡ trục, sách có chung một loại chữ, đức hạnh có chung một nền tảng luân lý. Nhờ nó mà người Trung Quốc không chỉ đồng hóa được nhiều dân tộc ngoại lại mà còn củng cố đoàn kết dân tộc. Chính những điều này đã hình thành nên tính thông nhất của văn hóa Trung Quốc. Vào thời nhà Chu Trung Quốc đã thành một quốc gia thống nhất theo chế độ phong kiến. Tuy nhiên sau khi nhà Chu suy thoái thì xảy ra tình trạng ngũ bá thất hùng tranh giành thiên hạ. Một nguyên nhân vô cùng quan trọng của tình trạng này là sự đề xướng tư tưởng thống nhất mà các trường phái học thuật đưa ra. Lão Tử với chủ trương nước nhỏ dân ít, Mặc Tử với tư tưởng “thượng đồng” và Nho gia “đại đồng” đều kỳ vọng một cục diện chính trị thống nhất. Lương Vương Tư hỏi Mạnh Tử “ làm thế nào để bình thiên hạ?” Mạnh Tử trả lời “ Bình định thiên hạ nằm ở chỗ thống nhất nó”. Tư tưởng này góp phần củng cố nền chính trị chuyên chế, song cũng tăng đoàn kết trong dân cũng như duy trì cục diện thống nhất. 3.Kinh tế - xã hội Đây cũng là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới với gần 1.4 tỉ người (2016), chiếm 1/5 dân số thế giới. Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc. Dân tộc Hán chiếm chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người ( chiếm 6% dân số và phân bố trên 50 – 60% diện tích toàn Trung Quốc). Với số lượng các dân tộc lớn được phân bố hầu khắp lãnh thổ nên văn hoa Trung quốc cũng rất phong phú với những nét riêng của từng cộng đồng dân tộc người Trung. Văn hóa Trung quốc thì chúng ta có thể nhận biết dễ dàng từ sâu thẳm trong từng lớp kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tư tưởng, và rất nhiều những yếu tố khác. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho văn hóa Trung Quốc phong phú và muôn hình vạn trạng. Hai yếu tố cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc là yếu tố huyết duyên và địa duyên. Huyết duyên dùng để chỉ quan hệ huyết thống thân thuộc, địa duyên dùng để chỉ quan hệ thân thuộc về mặt địa lý. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt gồm: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng họ có thể đại diện cho những lãnh tụ vĩ đại cho một xã hội thống nhất trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn xã hội phong kiến gia trưởng. Chế độ tông pháp mới chính thức trở thành chế độ một chế độ nghiêm ngạt thời Tây Chu. Gia tộc là tế bào của xã hội, trong Bạch Hổ Thông có câu: “Tộc giả, thấu dã, tụ dã, vị ân ái tương y thấu dã. Sinh tương thân ái, tử tương ai thống, hữu hội tụ chi đạo, cố vị chi tộc.” (Tộc là họp lại, tụ lại, ý nói mọi người thương yêu tụ hội lại với nhau. Sống thì cùng thương yêu, chết thì cùng đau buồn, có đạo tụ họp lại, cho nên gọi là tộc). Chế độ tông pháp thời Tây Chu, trong Lễ kí – Đại truyện có ghi chép rõ: Thượng trị tổ Nỉ, tôn tôn dã; hạ trị tử tôn, thân thân dã; bàng trị côn đệ, hợp tộc dĩ thực, tự dĩ chiêu mục, biệt chi dĩ lễ nghĩa, nhân đạo kiệt hĩ! (Trên thờ phụng tiên tổ, đó là tôn kính những bậc chí tôn; dưới chăm lo con cháu, đó là yêu thương những người thân; bên cạnh thuận theo anh em, dùng việc ăn uống để nối kết cả tộc, lấy chiêu mục để làm rõ thứ bậc, lấy lễ nghĩa để phân biệt thân sơ lớn nhỏ, luân thường đạo lí đã thể hiện ra hết.). Gia đình có quyền sinh, quyền sát. Cùng với chế độ tông pháp, Nho giáo cũng góp một phần không nhỏ làm sâu sắc thêm chế độ gia trưởng trong xã hội Trung Quốc. Đó là chế độ mà, trong gia đình quyền lực, tài sản tập trung vào tay người con cả. Đồng thời, người con cả cũng là người được dạy dỗ tốt nhất, được truyền lại kinh nghiệm, dạy nhân đức, đối nhân xử thế công bằng trước hết là trong gia đình với những người em và rộng hơn là với xã hội. Trong trường hợp những người con thứ không phục có thể ra ngoài thành lập một tông khác. Có thể nói, gia tộc là mô hình quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều to hơn gấp nhiều lần mà thôi.Hạt nhân trong mối quan hệ gia đình là chữ “ hiếu” nay lại được chuyển hóa tương đồng thành chữ “trung”. Với chữ “trung” mọi người trong thiên hạ phải phục tùng tuyệt đối bề trên của mình tức là ông vua. Quan hệ từ gia đình đến quốc gia là hết sức chặt chẽ. Người Trung Hoa thường có câu “ Gia tộc tông pháp, quốc gia đồng kết cấu” để chỉ mối quan hệ này. Giống như yếu tố làng xã trong văn hóa Việt Nam, yếu tố địa duyên là quan hệ thân thuộc cùng khu vực địa lý. Người ta nói: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Yếu tố địa duyên như là tất cả mọi người cùng một chư hầu, cùng một vương quốc. Tất cả mọi người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ tình cảm láng giềng và lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Nếu như trước đây ở Trung Quốc gia tộc là bản vị thì đến nay có thêm lợi ích cũng là bản vị trong văn hóa Trung Hoa. Trung Quốc là quốc gia duy nhất lấy con người làm trung tâm, luôn hướng về nhân loại, không phục vụ cho thánh thần, chỉ phục vụ con người. Người Trung Quốc luôn dùng thiên nhiên để nghiệm ra những đạo lý phục vụ cho con người, chứ không bắt con người phục vụ thần thánh. Người Trung Quốc không hề ước mong mình sẽ thành tiên mà chỉ mong ước sẽ có cuộc sống nhân loại bình thường, bởi họ cho rằng con người phải có đủ sinh, ly, từ, biệt. Người Trung Quốc có câu: “ Phú quý sinh lễ nghĩa” ý nói con người khi giàu có, sung túc, thì thường chú trọng đến đời sống văn hoá, tinh thần, nhiều nghi thức, lễ nghĩa được con người đưa ra để làm phong phú đời sống của họ. Chỉ khi kinh tế thật sự phát triển thì văn hóa mới có điều kiện thuận lợi phát triển theo. Trung quốc xuất phát từ một quốc gia nông nghiệp cơ bản trồng lúa khô, lúa nước và du mục. Lúa khô và du mục mang tính động, lúa nước mang tính tĩnh. Tính dương nhiều hơn tính âm tạo nên cho Trung Quốc một nền kinh tế năng động. Với phương thức sản xuất châu Á: tỉnh điền, chia ruộng cho dân cày rồi thu nông sản qua công xã. Ngoài ra, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế thế giới. Với nền kinh tế phát triển như vậy, văn hóa Trung Quốc có tiềm lực phát triển vô cùng to lớn. Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia cổ đại còn tồn tại được đến ngày nay, là nơi có ngân hàng đầu tiên ra đời, là nơi có nhà nước lớn nhất thế giới,... Đặc biệt phải kể đến đó là tứ đại phát minh của Trung Quốc thời cổ đại, đóng góp cho nhân loại với thuốc súng, la bàn, giấy và nghề in. Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất trong tứ đại phát minh cổ đại. Các truyền thuyết kể rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra thuốc trường sinh bất tử. Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó, họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ. La bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người thích phiêu lưu mạo hiểm. Ban đầu, họ tạo ra la bàn để tìm được hướng Nam một cách chính xác vì đây là hướng rất quan trọng với họ. La bàn cổ xưa được làm ra vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bằng đá từ tính. Năm 105 sau Công nguyên, người Trung Quốc tạo ra một loại giấy khá giống với ngày nay bằng cách trộn bột gỗ và nước rồi ấn vào một khung vải. Loại giấy ban đầu đó khá thô nhưng chính là tiền thân của giấy hiện đại. Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Tứ đại phát minh có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, nó phục vụ cho kiến trúc, đi lại và truyền thừa văn hóa III.KẾT LUẬN Bất kì một nền văn hóa nào cũng phát sinh từ môi trường sinh thái khác nhau, môi trường sinh thái là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành văn hóa. Văn hóa Trung Quốc mang tầm vóc rộng lớn, năng động, đa dạng nhưng thống nhất, môi trường sinh thái góp một phần không nhỏ để hình thành nên nền văn hóa lâu đời này. Chính địa hình rộng lớn với số dân đông nhất thế giới, yếu tố lịch sử - xã hội lâu đời và nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới là những điều kiện hàng đầu để phát triển nền văn hóa đa dạng trong thống nhất và lâu đời bậc nhất thế giới này.