Trình bày lý thuyết mối quan hệ tôn giáo và chính trị?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tôn giáo và chính trị đều thuộc kiến trúc thượng tầng của nhà nước. Giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Tùy vào thời kì lịch sử, tùy vào thể chế nhà nước mà mối quan hệ giữa chúng khác nhau( Tôn giáo ở đây được hiểu là thần học còn chính trị là học thuyết làm nền tảng cho các thể chế nhà nước..). Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị là mối quan hệ chiều sâu của tầng vĩ mô. Việc nghiên cứu nó dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với Mác- Angghen: Thứ nhất trong tác phẩm Lút Vích Phoi ơ bách và sự cáo chung về triết học cổ điển Đức cũng đưa ra mối quan hệ thần học và chính trị mà biểu hiện qua trường hợp của kito “Tôn giáo thế giới mới,tức đạo Cơ Đốc, đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp của thần học phương Đông đã được khái quát, nhất là thần học Do Thái với triết học Hy Lạp….Do đó buộc mỗi phong trào xã hội và chính trị phải mang hình thức thần học; muốn tạo ra một phong trào như vũ bão cần phải đưa ra cho quần chúng tình cảm được nuôi dưỡng chỉ bằng tôn giáo, những lợi ích thiết thân của họ dưới bộ áo tôn giáo”. Từ đó thấy được nhà nước sử dụng thần học thì thần học phải được nhào nặn phù hợp với mục đích của nhà nước và tôn giáo muốn tồn tại và phát triển cần phải phát triển theo nhà nước; Khi tôn giáo trở thành quốc giáo thì chính trị là một phần của thần học hoàn toàn không ngang bằng với thần học và càng không đứng trên thần học, bao chứa nó; Thời kì phong trào chính trị xã hội muốn phát triển mạnh mẽ phải mang hình thức thần học. Thứ hai Nhà nước sản sinh ra tôn giáo mỗi tôn giáo đều gắn với thể chế nhà nước phản ánh hình mẫu nha nước C.Mác: “Nhà nước ấy xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo. Thứ ba là ảnh hưởng qua lại giữa học thuyết chính trị- tư tưởng của nhà nước với thần học tôn giáo, ảnh hưởng này thể hiện qua thể chế nhà nước tôn giáo với mô hình cặp đôi như nhà nước phong kiến… Trong tác phẩm Lý giải tôn giáo của Trác Tân bình cũng đã đề cập đến mối quan hệ tôn giáo và chính trị(Tr156-157). Cuộc phân tranh và xung đột ở hai khu vực mẫn cảm nhất thế giới ngày nay có nhiều nguyên nhân tôn giáo. - Các cuộc xung đột và hòa giải ở Ả Rập và Israel ở Trung Đông về mặt ý nghĩa tôn giáo biểu thị mối quan hệ giữa Islam và Do Thái hay những cuộc xung đột ở khu vực nam Slavo tức khu vực Bosnia và Herzegovina cũng phản ánh mâu thuẫn dân tộc tôn giáo khá phức tạp trong đó không thể coi nhẹ vai trò của Islam giáo, công giáo và chính thống giáo. - Trong chiến tranh Trung đông lần 3 tháng 6-1967 Israel lại chiếm lĩnh Giê rusalem đem sáp nhập khu vực Đông- Tây làm một( mà trước đó bị chia làm 2 vùng Đông Tây do Israel và Jodan nắm giữ). Pháp luật cơ bản được quốc hội Israel thong qua năm 1980 tuyên bố Giê Rusalem là “Thủ đô vĩnh viễn không thể chia cắt” của Israel và vị bộ trưởng quốc phòng nước này tuyên bố muốn Israel bỏ Giê Rusalem trừ phi viết lại kinh thánh xóa đi toàn bộ tín ngưỡng hy vọng, sự cầu nguyện 3000 năm nay của chúng tôi”.
Trả lời
Tôn giáo và chính trị đều thuộc kiến trúc thượng tầng của nhà nước. Giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Tùy vào thời kì lịch sử, tùy vào thể chế nhà nước mà mối quan hệ giữa chúng khác nhau( Tôn giáo ở đây được hiểu là thần học còn chính trị là học thuyết làm nền tảng cho các thể chế nhà nước..). Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị là mối quan hệ chiều sâu của tầng vĩ mô. Việc nghiên cứu nó dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với Mác- Angghen: Thứ nhất trong tác phẩm Lút Vích Phoi ơ bách và sự cáo chung về triết học cổ điển Đức cũng đưa ra mối quan hệ thần học và chính trị mà biểu hiện qua trường hợp của kito “Tôn giáo thế giới mới,tức đạo Cơ Đốc, đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp của thần học phương Đông đã được khái quát, nhất là thần học Do Thái với triết học Hy Lạp….Do đó buộc mỗi phong trào xã hội và chính trị phải mang hình thức thần học; muốn tạo ra một phong trào như vũ bão cần phải đưa ra cho quần chúng tình cảm được nuôi dưỡng chỉ bằng tôn giáo, những lợi ích thiết thân của họ dưới bộ áo tôn giáo”. Từ đó thấy được nhà nước sử dụng thần học thì thần học phải được nhào nặn phù hợp với mục đích của nhà nước và tôn giáo muốn tồn tại và phát triển cần phải phát triển theo nhà nước; Khi tôn giáo trở thành quốc giáo thì chính trị là một phần của thần học hoàn toàn không ngang bằng với thần học và càng không đứng trên thần học, bao chứa nó; Thời kì phong trào chính trị xã hội muốn phát triển mạnh mẽ phải mang hình thức thần học. Thứ hai Nhà nước sản sinh ra tôn giáo mỗi tôn giáo đều gắn với thể chế nhà nước phản ánh hình mẫu nha nước C.Mác: “Nhà nước ấy xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo. Thứ ba là ảnh hưởng qua lại giữa học thuyết chính trị- tư tưởng của nhà nước với thần học tôn giáo, ảnh hưởng này thể hiện qua thể chế nhà nước tôn giáo với mô hình cặp đôi như nhà nước phong kiến… Trong tác phẩm Lý giải tôn giáo của Trác Tân bình cũng đã đề cập đến mối quan hệ tôn giáo và chính trị(Tr156-157). Cuộc phân tranh và xung đột ở hai khu vực mẫn cảm nhất thế giới ngày nay có nhiều nguyên nhân tôn giáo. - Các cuộc xung đột và hòa giải ở Ả Rập và Israel ở Trung Đông về mặt ý nghĩa tôn giáo biểu thị mối quan hệ giữa Islam và Do Thái hay những cuộc xung đột ở khu vực nam Slavo tức khu vực Bosnia và Herzegovina cũng phản ánh mâu thuẫn dân tộc tôn giáo khá phức tạp trong đó không thể coi nhẹ vai trò của Islam giáo, công giáo và chính thống giáo. - Trong chiến tranh Trung đông lần 3 tháng 6-1967 Israel lại chiếm lĩnh Giê rusalem đem sáp nhập khu vực Đông- Tây làm một( mà trước đó bị chia làm 2 vùng Đông Tây do Israel và Jodan nắm giữ). Pháp luật cơ bản được quốc hội Israel thong qua năm 1980 tuyên bố Giê Rusalem là “Thủ đô vĩnh viễn không thể chia cắt” của Israel và vị bộ trưởng quốc phòng nước này tuyên bố muốn Israel bỏ Giê Rusalem trừ phi viết lại kinh thánh xóa đi toàn bộ tín ngưỡng hy vọng, sự cầu nguyện 3000 năm nay của chúng tôi”.