Trình bày lý thuyết mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tôn giáo là một trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần. Sau khi trở thành một bộ phận của chỉnh thể văn hóa, tôn giáo tích hợp những hiện tượng nghệ thuật, đạo đức, triết học, khoa học xác định vào mình và qua đó dường như kế thừa các truyền thống thần thoại. Văn hóa là yếu tố do con người sáng tạo, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Theo nghĩa rộng văn hóa là cái để phân biệt giữa con người và con vật,là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn. Theo nghĩa hẹp văn hóa nói chung dung để chỉ những quy phạm, hành vi, phong tục tập quán kết cấu xã hội và cả những quan niệm, tư tưởng hệ thống giá trị… Để tìm hiểu một nền văn hóa chúng ta cần phải xem xét nền văn hóa đó trên 3 bình diện cơ bản gồm: bình diện vật chất, bình diện kết cấu và bình diện tinh thần. Trong đó tín ngưỡng tôn giáo thuộc vào bình diện tinh thần, tuy nhiên nó lại biểu hiện ở hai dạng là vật thể ( miếu, chùa chiền..) và phi vật thể( âm nhạc, diễn xướng…). Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất sớm thì tôn giáo luôn có mối quan hệ biện chứng với văn hóa. Giữa tôn giáo và văn hóa luôn có mối quan hệ đa chiều, nói đến tôn giáo và văn hóa là nói đến vai trò của tôn giáo trong việc tạo ra hình thái văn hóa của một tộc người, một quốc gia, châu lục và ngược lại bất kì tôn giáo nào cũng đều ra đời từ một nền văn hóa cụ thể. Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ra đời ở những cộng đồng dân tộc khác nhau luôn mang những đặc tính bản sắc của nền văn hóa ấy hay văn hóa tạo ra tôn giáo và ngược lại đến lượt mình tôn giáo, tín ngưỡng lại góp phần bổ sung làm giàu cho nền văn hóa ấy. Trong quá trình tồn tại và phát triển các tôn giáo được các nền văn hóa sản sinh hoàn thiện( văn hóa biến đổi , tiếp xúc thích nghi hội nhập với văn hóa khác) và ngược lại tôn giáo truyền bá ra bên ngoài không gian văn hóa đã sản sinh ra nó hội nhập vào nền văn hóa khác.,Chính thong qua quá trình thâm nhập vào nền văn hóa mới này mà tôn giáo, một mặt giúp nền văn hóa này nảy sinh những giá trị văn hóa mới, một mặt nó lại được nền văn hóa mới đó làm cho phong phú lên qua việc thích ứng, chon lọc, và hội nhập với nền văn hóa mà nó hiện diện.
Trả lời
Tôn giáo là một trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần. Sau khi trở thành một bộ phận của chỉnh thể văn hóa, tôn giáo tích hợp những hiện tượng nghệ thuật, đạo đức, triết học, khoa học xác định vào mình và qua đó dường như kế thừa các truyền thống thần thoại. Văn hóa là yếu tố do con người sáng tạo, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Theo nghĩa rộng văn hóa là cái để phân biệt giữa con người và con vật,là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn. Theo nghĩa hẹp văn hóa nói chung dung để chỉ những quy phạm, hành vi, phong tục tập quán kết cấu xã hội và cả những quan niệm, tư tưởng hệ thống giá trị… Để tìm hiểu một nền văn hóa chúng ta cần phải xem xét nền văn hóa đó trên 3 bình diện cơ bản gồm: bình diện vật chất, bình diện kết cấu và bình diện tinh thần. Trong đó tín ngưỡng tôn giáo thuộc vào bình diện tinh thần, tuy nhiên nó lại biểu hiện ở hai dạng là vật thể ( miếu, chùa chiền..) và phi vật thể( âm nhạc, diễn xướng…). Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất sớm thì tôn giáo luôn có mối quan hệ biện chứng với văn hóa. Giữa tôn giáo và văn hóa luôn có mối quan hệ đa chiều, nói đến tôn giáo và văn hóa là nói đến vai trò của tôn giáo trong việc tạo ra hình thái văn hóa của một tộc người, một quốc gia, châu lục và ngược lại bất kì tôn giáo nào cũng đều ra đời từ một nền văn hóa cụ thể. Các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ra đời ở những cộng đồng dân tộc khác nhau luôn mang những đặc tính bản sắc của nền văn hóa ấy hay văn hóa tạo ra tôn giáo và ngược lại đến lượt mình tôn giáo, tín ngưỡng lại góp phần bổ sung làm giàu cho nền văn hóa ấy. Trong quá trình tồn tại và phát triển các tôn giáo được các nền văn hóa sản sinh hoàn thiện( văn hóa biến đổi , tiếp xúc thích nghi hội nhập với văn hóa khác) và ngược lại tôn giáo truyền bá ra bên ngoài không gian văn hóa đã sản sinh ra nó hội nhập vào nền văn hóa khác.,Chính thong qua quá trình thâm nhập vào nền văn hóa mới này mà tôn giáo, một mặt giúp nền văn hóa này nảy sinh những giá trị văn hóa mới, một mặt nó lại được nền văn hóa mới đó làm cho phong phú lên qua việc thích ứng, chon lọc, và hội nhập với nền văn hóa mà nó hiện diện.