Trình bày lý thuyết chức năng khi nghiên cứu tôn giáo
kiến thức chung
Xem xét tôn giáo tín ngưỡng hay sự kiện nghiên cứu có vai trò chức năng gì với tôn giáo với xã hội đó ( chức năng về mặt tinh thần vật chất và nhiều khi 2 cái đó quyện vào nhau). Ngày nay tôn giáo có rất nhiều vai trò như đạo đức xã hội ( hướng con người đến cái thiên; sự sợ hãi tôn kính đôi khi khiến con người ta không làm điều sai trái..), liên kết cộng đồng, giao tiếp, tư tưởng,…Tùy vào mỗi đề tài nghiên cứu mà cách tiếp cận chức năng là khác nhau.(Chức năng xã hội của tôn giáo: chức năng đền bù hư ảo, chức năng thế giới quan, chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp, chức năng liên kết,…trong đó mỗi chức năng cũng hàm chứa những chức năng như nhận thức, đạo đức, văn hóa…Việc nghiên cứu chức năng của tôn giáo cho ta biết cơ chế tác động của tôn giáo vào hành vi của con người, đó cũng là cần thiết cho sự phát triển của xã hội.)
Tôn giáo thực hiện một số chức năng như thế giới quan, đền bù, giao tiếp, điều tiết, chức năng thống nhất – giải thống nhất, chuyển tải văn hóa, chức năng hợp thức hóa – giải hợp thức hóa.
Với chức năng thế giới quan tôn giáo thực hiện trước hết nhờ sự hiện diện trong nó một loại quan điểm xác định về con người, xã hôi, tự nhiên. Tôn giáo bao hàm sự hiểu biết thế giới (giải thích toàn bộ thế giới, những quá trình và hiện tượng của nó), sự trực giác thế giới (phản ánh thế giới trong cảm giác và tri giác), sự cảm nhận thế giới (chấp nhận hay bác bỏ thể giới về mặt tình cảm), thái độ đối với thế giới(sự đánh giá thế giới)...
Tôn giáo thực hiện chức năng đền bù về phương diện xây dựng lại ý thức, cũng như cải biến những điều kiện sinh tồn khách quan. Sự áp bức hiện thực được khắc phục nhờ sự “tự do trong tinh thần” , sự bất bình đẳng xã hội được biến thành sự “bình đẳng” về tội lỗi, đau khổ
Tôn giáo đảm bảo sự giao tiếp,, thực hiện chức năng giao tiếp ý thức tôn giáo quy định hai phương tiện giao tiếp: giữa tín đồ với nhau và giữa tín đồ với đấng thần linh
Chức năng điều tiết thể hiện ở chỗ, việc quản lý họat động và quan hệ, ý thức và lối ứng xử của cá nhân, nhóm, cộng đồng được thực hiện nhờ những tư tưởng, giá trị, tâm thế khuôn mẫu, ý kiến, truyền thống, tập quán, thiết chế xác định. Cái có ý nghĩa nhất ở đây là hệ thống những chuẩn tắc (giáo luật, đạo đức tôn giáo), những mẫu mực (vô số tấm gương để bắt chước), giám sát (theo dõi việc thực hiện quy định), khen thưởng và kỷ luật
Chức năng thống nhất – giải thống nhất một mặt hợp nhất cá nhân, nhóm, thiết chế, và mặt khác chia rẽ chúng với nhau. Sự thống nhất góp phần duy trì, sự giải thống nhất làm suy yếu tính ổn định, tính kiên định của cá nhân, của các nhóm xã hội riêng biệt, của các thiết chế và của toàn xã hội. Chức năng thống nhất được thực hiện trong khuôn mẫu mà một đức tín ngưỡng chung thống nhất đã được thừa nhận. Nếu ý thức tôn giáo và lối ứng xửa của cá nhân bộc lộ các xu hướng không phù hợp với nhau, nếu trong các nhóm xã hội và xã hội có các giáo phái khác nhau thậm chí đối lập với nhau, thì tôn giáo thực hiện chức năng giải thống nhất.
Vốn là một bộ phận cấu thành văn hóa, tôn giáo còn thực hiện chức năng chuyển tải văn hóa. Nó góp phần phát triển các giai tầng văn hóa xác định – chữ viết, ngành in, nghệ thuật, bảo đảm giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa tôn giáo, chuyển tải di sản tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chức năng hợp thực hóa – giải hợp thức có nghĩa là hợp thức hóa một số trật tự thiết chế xã hôi (nhà nước, chính trị, pháp lý...), một số quan hệ, chuẩn tắc, khuôn mẫu như là những thứ cần thiết, hay ngược lại, khẳng định tính không hợp pháp của chúng. Tôn giáo đặt ra yêu cầu – nguyên tắc tối cao để đánh giá những hiện tượng xác định và hình thành mộ thái độ xác định đối với chúng. Nguyên tắc tối ao có tính chất bắt buộc và bất khả xâm phạm.
Nội dung liên quan
Diễm Trung Lam