Trình bày lý thuyết cấu chúc chức năng khi nghiên cứu tôn giáo
kiến thức chung
Phân tích cấu trúc – chức năng áp dụng với những khách thể biển hiện như là các hệ thống, giúp vạch ra cấu trúc và và các chức năng của chúng. Kết quả là tách riêng ra được những yếu tố có quan hệ với những yếu tố khác và với toàn bộ hệ thống, làm sáng tỏ thêm tác động của những yếu tố ấy. Cũng có thể thực hiện thao tác như vậy đối với mỗi yếu tố đã được tách biệt, mà đến lượt mình, lại biểu hiện là một hệ thống. Xét từ góc độ này thì tôn giáo thể hiện là một hệ thống bao hàm một số yếu tố và hoàn thành nhuqnxg chức năng tương ứng.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng cho rằng: (1) mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống; (2) mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt nó, đều có thể là một hệ thống con (tiểu hệ thống) và dưới tiểu hệ thống lại có thể có những hệ thống nhỏ hơn nữa và (3) mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường cảnh quan xung quanh chúng.
Nghiên cứu tôn giáo dưới cách tiếp cận của lý thuyết cấu trúc - chức năng sẽ thấy rõ tôn giáo là một tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội, bao gồm các thành phần bên ngoài của tôn giáo như loại hình tôn giáo, hệ thống tôn giáo, các tôn giáo (cái tôn giáo) và thành phần bên trong của mỗi tôn giáo như thành phần xã hội, giai cấp, dân tộc được tập hợp, liên kết với nhau dựa trên nền tảng niềm tin và thực hành niềm tin tôn giáo, được vận hành thông qua các thiết chế của nó, giữa các yếu tố này cũng tạo thành một cấu trúc có quan hệ với môi trường xung quanh.
Theo cách tiếp cận này, một mặt sẽ thấy được toàn bộ hệ thống tôn giáo, mặt khác, trong từng tôn giáo cụ thể sẽ thấy được các bộ phận, chi tiết, cũng như sự tương tác giữa chúng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chẳng hạn như đạo Công giáo là một tôn giáo có hệ thống tổ chức chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn cầu, có hệ thống phẩm trật được phân thành thứ bậc trên dưới rõ ràng có tính thần quyền cao. Hệ thống này gồm ba cấp hành chính đạo chính thức, cao nhất là Tòa Thánh Vatican do Giáo hoàng đứng đầu lãnh đạo hệ thống Công giáo toàn cầu, tiếp đến là giáo phận hay giáo hội địa phương do giám mục được giáo hoàng bổ nhiệm cai quản, giáo hội cơ sở là giáo xứ do linh mục chính xứ được giám mục bổ nhiệm coi sóc. Ở Việt Nam, trong mỗi giáo xứ thường phân thành giáo họ hay họ tạo đan lồng vào các thôn xóm, làng xã Công giáo. Ngoài ra, mỗi xứ, họ đạo còn có hệ thống hội đoàn rất đa dạng, phong phú. Với hệ thống ấy, Công giáo đã thành một mạng lưới xã hội bền chặt với những thiết chế tương ứng của nó. Mỗi thành tố trong hệ thống ấy (họ đạo, xứ đạo, hội đoàn...) có chức năng riêng theo giáo luật quy định, chúng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động đến các thiết chế xã hội khác.
Các bộ phận cấu thành tôn giáo gồm:
Ý thức tôn giáo: Ý thức ton giáo vốn có tính trực quan cảm tính, các hình ảnh do trí tưởng tượng tạo ra, sự hợp nhất nội dùn phù hợp hiện thực với những ảo tưởng, niềm tìn, tính tượng, tính đối thoại, họa động nhờ thuật ngữ tôn giáo.. Ý thức tôn giáo gồm:
- Niềm tin tôn giáo: Là đặc điểm chung của ý thức tôn giáo. Không phải bất kỳ niềm tin nào cũng là niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo tồn tại được là nhờ có một hiện tượng tâm lý đặc biệt trong con người. Niềm tin là một trạng thái tâm lý tin tưởng đặc biệt vào việc đạt tới mục đích, sự bắt đầu sự kiện, về việc thực hiện lối ứng xửa tiên đoán trước trên thực tế, về kết quả kiểm tra.
- Hình ảnh trực quan và cảm xúc: Ý thức tôn giáo thể hiện dưới các hình thức cảm tính (các hình ảnh trực giác, biểu tượng), và lý tính (khái niệm, phán đoán, suy diễn). Hình ảnh trực quan có liên hệ trực tiếp với những cảm xúc, điều này quy định tính hàm súc về cảm xúc mạnh của ý thức tôn giáo. Tình cảm tôn giáo là một thành tố quan trọng của ý thức này. Tình cảm tôn giáo là quan hệ của tín đồ với các thực thể, các thuộc tính, các mối liên hệ được thừa nhận là khách quan, với các sự vật, nhân vật, địa điểm, các hành vi được thần thánh hóa, với nhau và với bản thân mình, cũng nhứ với những hiện tượng riêng biệt được lý giải theo lối tôn giáo trong thế giới và toàn bộ thế giới.
- Hợp nhất cái đúng và không đúng: Trong ý thức tôn giáo, sự phản ánh đúng đắn được hợp nhất với sự phản ánh không đúng đắn
- Biểu thị ngôn ngữ: Ý thức tôn giáo tồn tại, vận hành và được tái tạo thông qua vốn từ vựng tôn giáo, cũng như các hệ thống ký hiệu khác sinh ra từ ngôn ngữ tự nhiên như các đối tượng thờ cúng, những hành vi tượng trưng...
- Các cấp độ ý thức: Ý thức tôn giáo có hai cấp độ: kinh nghiệm hàng ngày và khái niệm trừu tượng. Ý thức tôn giáo hàng ngày thể hiện dưới dạng các hình ảnh, biểu tượng, khuôn mẫu, tâm thế, tâm trạng, tình cảm, khát vọng, ý chí... các tập tục và các truyền thống vốn là sự phản ánh trực tiếp điều kiện tồn tại của con người. Ý thức tôn giáo ở cấp độ khái niệm, hay ý thức được khái niệm hóa là các khái niệm, ý niệm, suy luận được nghiên cứu chuyên sâu, được hệ thống hóa.
Hoạt động tôn giáo giữ một một vị trí đặc biệt trong hệ thống hoạt động hoạt động xã hội. Có hai hình thức hoạt động chính là hoạt động thờ cúng và hoạt động ngoài thờ cúng.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như quan hệ tôn giáo, tổ chức tôn giáo
Nội dung liên quan
Khoa Thùy