Trình bày kỹ thuật “Công não” trong dạy học?
kiến thức chung
Brainstorming (hay kỹ thuật động não, công não) là một phương pháp tư duy sáng tạo đặc sắc, do Alex Osborn (Hoa Kỳ) sáng tạo ra. Phương pháp này dùng Mind Map là công cụ hỗ trợ để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Nó hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng xung quanh một vấn đề, để từ đó rút ra được những giải pháp mình cho là có khả thi nhất.
Để thực hiện brainstorming, bạn phải có một tâm trạng thật thoải mái, khi đó đầu óc bạn mới có thể nghĩ ra được nhiều cái hay ho. Bạn đừng tự gò ép chính mình, hãy để tất cả những ý nghĩ, hình ảnh được tuôn ra một cách phóng khoáng và ngẫu nhiên, càng nhiều càng tốt. Bạn đừng quan tâm ý kiến đó có ngớ ngẩn hay ngu ngốc đến thế nào, biết đâu chính cái mà bạn cho là ngớ ngẩn đó lại giúp bạn có được một ý tưởng cực kỳ sáng tạo và độc đáo mà chưa ai nghĩ tới.
Lợi ích của phương pháp Brainstorming
Tiếng Anh có câu thành ngữ “Two heads are better than one” – xin được chuyển ngữ tạm là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đại ý là một nhóm người cùng suy nghĩ thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, về cả thể lực lẫn trí tuệ. Sự đa dạng về lối suy nghĩ, trí tuệ, kinh nghiệm, cách nhìn và văn hóa của các cá nhân trong nhóm tạo điều kiện cho một loạt ý tưởng đa chiều được sản sinh ra. Đây là một trong những trường hợp mà số lượng quan trọng hơn chất lượng. Chính nhờ một khối dữ liệu lớn về giải pháp mà nhóm có thể gọt rũa hoặc lựa chọn ra giải pháp/ý tưởng vẹn toàn nhất. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của phương pháp brainstorming.
Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não - brainstorming
• Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.
• Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.
• Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...
• Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.
Nội dung liên quan
Thị Lan Ngôn