Trình bày điều kiện tự nhiên vùng kyushuu- Nhật Bản?
kiến thức chung
1. Vị trí địa lý
- Kyushu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Có vị trí quan trọng với sự phát triển của Nhật Bản nói chung, của Kyushu nói riêng. Nó là “cửa ngõ” của Nhật Bản đối với các lục địa Châu Á. Là một trong bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản (khoảng 44 nghìn km2).
- Phân bố: Gồm 7 tỉnh (Fukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Miyazaki, Kagoshima) và Okinawa.
- Vấn đề lãnh thổ trong lịch sử: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Okinawa bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Năm 1972, mới được trao trả cho Nhật.
2. Địa hình
* Núi
- Khu vực Kyushu là vùng có nhiều núi và núi lửa.
- Kyushu có rất nhiều núi lửa. Phần lớn núi lửa ở đây vẫn đang hoạt động.
* Sông, hồ
- Do ảnh hưởng của địa hình đảo và núi nên phần lớn sông ngòi ở Kyushu thường ngắn và chảy xiết. Thuận lợi cho tưới tiêu, xây dựng trạm phát điện. Đồng thời, ảnh hưởng nhiều tới mùa màng, giao thông.
* Cao nguyên, thung lũng, đồng bằng
- Có 2 cao nguyên nổi tiếng: CN đất đỏ ở Nam đảo Kyushu; CN Ikoma (Miyazaki
- Đồng bằng: Thường là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, kéo dài và bị chia cắt bởi các nhánh núi. Ngoài phù sa do sông bồi đắp, còn xen lẫn nhiều cồn cát.
- Đồng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực và là nơi tập trung nhiều thành phố lớn, khu công nghiệp.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Hương Giang