Trình bày đặc trưng ngôn ngữ trong truyện truyền thuyết ?
kiến thức chung
Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền thuyết. Có ba loại văn bản lời kể của truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Văn bản lời kể được truyền tụng trong dân gian, gọi là văn bản truyền thuyết dân gian. Loại văn bản thứ hai là bản thần tích do chính quyền phong kiến thể chế, hành chính hoá dựa trên truyền thuyết dân gian như là bản tiểu sử về nhân vật anh hùng. Trong quá trình lưu truyền qua nhiều thế hệ thì lại xuất hiện một loại văn bản mới do sự kết hợp pha trộn hai loại văn bản kẻ vừa nêu trên. Tuy nhiên, văn bản kể mà chúng ta được biết ngày nay không thể nào xác định rõ nó là loại văn bản nào trong ba loại trên. Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngôn ngữ cô động, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật một cách cô động. Những lời thoại nhân vật được chú ý kể là lời thể hiện khí khái, lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy như lời của Gióng nói với sứ giả vua Hùng, lời khảng khái của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi qua Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”. Đối với bộ phận truyền thuyết kết chuỗi, do có nhiều truyện cùng song hành tồn tại trong hệ thống chuỗi kể về nhân vật lịch sử nên chúng ta dễ nhận ra truyện mang đậm yếu tố thần tích, truyện mang đậm truyền thuyết dân gian. Ở những truyện mang đậm chất dân gian thì ngôn ngữ đầy ắp chất tưởng tượng tươi mát, bay bổng mà vẫn mộc mạc chất dân gian. Đó là những truyện “Tại sao đầm Đượng có mười sáu đường nước chảy”, “Thuồng luồng ở cầu Hang”, “Núi chàng rể gù lưng”, “Đồi Đùm đứt quai”, “Đồi Vai lọt sọt”…trong chuỗi truyền thuyết về Tản Viên sơn thánh. (Dẫn theo Lê Trường Phát, Sđđ, tr. 30-31).
Nội dung liên quan
Thị Bảo Diệu