Trình bày đặc điểm của Phật giáo tại Nhật Bản hiện đại
kiến thức chung
• Như đã trình bày ở phần trên, với việc nước Nhật thua trận trong thế chiến thứ II và chịu những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế, cơ sở vật chất, do vậy mà Phật giáo cũng đã phải chịu chung số phận và trở nên rất ảm đạm. Bên cạnh đó, Phật giáo Nhật Bản sau chiến tranh cũng có những thay đổi lớn lao. Các thứ bậc tăng lữ ngày xưa, các trưởng môn nhân, và các tàn dư của nhiều tập tục cũ đều không còn nữa vì nó không còn được mọi người coi trọng, thậm chí còn được hủy bỏ một cách tự nhiên. Các cơ cấu: Dòng, chế độ hoàng thất,.. chỉ còn mang tính tượng trưng, giấc mộng của cái gọi là “môn tích” không còn tái hiện nữa. Ngoài ra việc tăng lữ để tóc là chuyện bình thường.
• Phật giáo Nhật Bản mang tính dân tộc trên cơ sở tổng hợp các yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản địa. Phật giáo Nhật Bản là tích hợp các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa trên tinh thần khẳng định tôn giáo của dân tộc Nhật Bản. Về giáo lý, Phật giáo Nhật Bản dựa vào thuyết Thần-Phật hỗn hợp với Khổng giáo. Phật giáo ở Nhật Bản có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố Nhật Bản với các yếu tố ngoại lai như: Phật giáo Triều Tiên, Trung Quốc, nhưng lại mang tính đề cao dân tộc Nhật Bản. Đó là quá trình bản địa hóa một cách sáng tạo nhằm tôn vinh nét đẹp tinh thần và vật chất của người Nhật.
• Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, các Phật tử của các tôn phái tu theo sơn môn. Theo cục Văn hóa Nhật Bản thống kê, trong Phật giáo Nhật Bản có khoảng gần 160 tông phái trong đó có 13 tông phái chính. Các tông phái chính của Phật giáo Nhật Bản hiện nay bao gồm:
+ Chân Ngôn tông: là một trong những tông phái lớn của Nhật Bản do tăng sĩ người Nhật tên Nguyên Không du nhập vào năm 804 từ Trung Hoa. Chân Ngôn Tông thể hiện niềm tin chỉ cần cầu khẩn các Phật và các Thần đạo trên trời, con người có thể khỏe mạnh, giàu có, mưa thuận gió hòa. Do vậy Chân Ngôn tông có được sự gần gũi với tín ngưỡng bản địa Thần Đạo ở Nhật Bản, quyền lực siêu nhiên của Đức Phật, cũng giống như quyền lực siêu nhiên của các vị thần.
+ Tịnh thổ tông: là tông phái hình thành từ thời Kamakura. Theo phái tịnh thổ tông, chỉ cần chú tâm tụng niệm tên Đức Phật A Di Đà có thể được về tịnh thổ cực lạc sau khi chết. Phái này thu hút được rất đông các tín đồ, ở mọi tầng lớp.
+ Thiền tông: có 2 tông phái chủ yếu là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Lâm Tế tông hướng đến sự giác ngộ đột ngột chủ yếu nhờ trầm tư về những câu đố nghịch lý mà câu trả lời sẽ đưa đến giác ngộ. Tào Động tông nhấn mạnh sự tọa thiền nhiều giờ một ngày.
+ Thiên Thai tông: trường phái chính thống trong Phật giáo Nhật Bản. Thiên Thai tông có hệ thống giáo lý với hình thức đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, điều này có sức lôi cuốn mạnh mẽ với người dân, ngay cả với người dân nghèo.
+ Nhật Liên tông: giáo tổ là Nichiren. Năm 1253 cho ra đời Pháp Hoa Kinh và truyền bá rộng rãi. Các tín đồ của phái này cho rằng Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà là đấng vĩnh cửu, khi đức Phật tổ giác ngộ có nghĩa là toàn vũ trụ được giác ngộ.
Hai phái Thiên Thai tông và Nhật Liên tông chiếm tỷ lệ cao nhất, 60% Phật tử Nhật Bản là theo hai phái này. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có các tông phái Phật giáo khác như: Hòa tông, Thánh Đức tông, Lục tông,… Nhật Bản là quốc gia đa tôn giáo, cùng với sự đa dạng về các tôn phái của đạo Phật cũng như các tôn giáo khác đã tạo nên một bức tranh tôn giáo đa sắc màu, mang đặc trưng riêng của sư xở hoa anh đào.
• Theo thống kê của Cục Văn hóa Nhật Bản, số lượng Phật tử chiếm 34,9% dân số Nhật, có khoảng 377,000 tu sĩ Phật giáo, đại đức và các nhà lãnh đạo Phật giáo tại Nhật Bản(2014) và khoảng 14908 ngôi chùa, đền. Tại Nhật Bản theo thống kê (năm 2002) có 95 triệu cư sĩ Phật giáo bên cạnh đó cũng có hơn 106 triệu cư sĩ của đạo Shinto, tạo thành dân số Nhật Bản vượt khỏi con số 120 triệu người. Con số này lấy được từ những con số được đăng ký tại các ngôi chùa Phật giáo và các đền thờ Shinto giáo. Do vậy, tức là, một người dân Nhật Bản có thể theo hai đạo là đạo Phật và đạo Shinto trong cùng một thời gian. Thật vậy hầu hết người Nhật có sự ý thức tối thiểu trong việc quan tâm đến tôn giáo, ít nhất trong cụm từ của “tôn giáo riêng biệt”. Đối với họ, đạo Shinto đóng vai trò chủ đạo của phần vui mừng trong cuộc sống và Phật giáo chủ đạo phần đời sống u sầu. Họ không muốn hạn chế mình trong phạm vi giới hạn của tôn giáo nào, hơn thế nữa họ có khuynh hướng xem tôn giáo như là phương tiện để đạt tới và mãi mãi đổi mới để tiến tới một cảnh giới cao hơn.
• Ngày nay, trong xã hội hiện đại Nhật Bản đã có 9 trường tiểu học, 51 trường trung học, 131 trường cao đẳng, 24 trường đại học để phục vụ cho việc đào tạo nhân tài phật học. Đã có rất nhiều học giả đã nổi danh, với những công trình chuyên luận về phật giáo làm mọi người phải kinh ngạc và vô số các tác phẩm khác.
• Mục tiêu chủ đạo của Phật giáo là “cứu nhân độ thế”. Do vậy, họ đã cho xây dựng một hệ thống gồm 116 viện dưỡng lão Phật giáo, 13 viện cứu hộ, 220 cơ sở phúc lợi nhi đồng, 49 viện bảo tàng,.. và các hoạt động khác của cá nhân phục vụ xã hội: giáo dục phạm nhân trong nhà tù, ủy viên điều đình,...
• Hiện nay, ở Nhật Bản có khoảng 14908 ngôi đền chùa. Do đời sống kinh tế ở các ngôi chùa của Nhật không được sung túc nên các nhà sư trong tín đồ của đạo Phật cũng phải làm việc kiếm sống. Nhưng cũng từ đó mà đạo Phật cũng được đưa ra khỏi chùa chiền và đi vào đời sống của nhân dân, tạo điều kiện cho Phật giáo có cơ hội đi sâu vào đời sống nhân dân. Mà từ đó có thể thích ứng với hoàn cảnh thời đại.
Nội dung liên quan
Khánh Hải Thảo