Trình bày Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo Pavlov, sự hình thành phản xạ có điều kiện, thực chất là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối liền giữa trung khu hưng phấn có điều kiện (trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện) và trung khu hưng phấn không điều kiện (trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện) do sự tác động qua lại giữa hai trung khu này theo cơ chế ưu thế. Trong đó, quá trình hưng phấn diễn ra ở trung khu hưng phấn không điều kiện mạnh hơn trung khu hưng phấn có điều kiện. Theo nguyên tắc ưu thế (hay tính chất của điểm ưu thế), trung khu hưng phấn mạnh hơn có khả năng lôi cuốn hưng phấn từ trung khu hưng phấn yếu hơn về phía nó. Do đó đã có sự truyền hưng phấn từ trung khu hưng phấn có điều kiện (hưng phấn yếu hơn) sang trung khu hưng phấn không điều kiện (hưng phấn mạnh hơn). Kết quả là hình thành nên đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu này. Ngoài cơ chế của Pavlov, các nghiên cứu hiện đại cho thấy: (1) Về hóa tổ chức, trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, có thêm nhiều synapse hoạt động, các neuron có thêm nhiều sợi nhánh, có sự liên kết mở đường giữa các neuron thông qua synapse; (2) về hóa học thần kinh, có sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh phục vụ cho quá trình truyền xung thần kinh qua synapse; (3) về điện sinh lý, có sự biến đổi điện thế trong thể lưới thân não, trong hệ limbic và trong vỏ não, chứng tỏ neuron ở các vùng này đều tham gia vào quá trình hình thành phản xạ có điều kiện; (4) về tiến hóa của hệ thần kinh, các dạng liên hệ thần kinh tạm thời đơn giản được hình thành ở tất cả các động vật có hệ thần kinh, đường liên hệ thần kinh tạm thời có thể hình thành giữa các vùng trên vỏ não hay dưới vỏ não. Như vậy, các phản xạ có điều kiện không chỉ được hình thành ở vỏ não mà còn ở các phần khác của não bộ và được hình thành ở mức neuron thể hiện thông qua việc số lượng các neuron tham gia vào phản ứng rất nhiều, phân bố ở các cấu trúc khác nhau của não bộ.
Trả lời
Theo Pavlov, sự hình thành phản xạ có điều kiện, thực chất là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối liền giữa trung khu hưng phấn có điều kiện (trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện) và trung khu hưng phấn không điều kiện (trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện) do sự tác động qua lại giữa hai trung khu này theo cơ chế ưu thế. Trong đó, quá trình hưng phấn diễn ra ở trung khu hưng phấn không điều kiện mạnh hơn trung khu hưng phấn có điều kiện. Theo nguyên tắc ưu thế (hay tính chất của điểm ưu thế), trung khu hưng phấn mạnh hơn có khả năng lôi cuốn hưng phấn từ trung khu hưng phấn yếu hơn về phía nó. Do đó đã có sự truyền hưng phấn từ trung khu hưng phấn có điều kiện (hưng phấn yếu hơn) sang trung khu hưng phấn không điều kiện (hưng phấn mạnh hơn). Kết quả là hình thành nên đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu này. Ngoài cơ chế của Pavlov, các nghiên cứu hiện đại cho thấy: (1) Về hóa tổ chức, trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, có thêm nhiều synapse hoạt động, các neuron có thêm nhiều sợi nhánh, có sự liên kết mở đường giữa các neuron thông qua synapse; (2) về hóa học thần kinh, có sự tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh phục vụ cho quá trình truyền xung thần kinh qua synapse; (3) về điện sinh lý, có sự biến đổi điện thế trong thể lưới thân não, trong hệ limbic và trong vỏ não, chứng tỏ neuron ở các vùng này đều tham gia vào quá trình hình thành phản xạ có điều kiện; (4) về tiến hóa của hệ thần kinh, các dạng liên hệ thần kinh tạm thời đơn giản được hình thành ở tất cả các động vật có hệ thần kinh, đường liên hệ thần kinh tạm thời có thể hình thành giữa các vùng trên vỏ não hay dưới vỏ não. Như vậy, các phản xạ có điều kiện không chỉ được hình thành ở vỏ não mà còn ở các phần khác của não bộ và được hình thành ở mức neuron thể hiện thông qua việc số lượng các neuron tham gia vào phản ứng rất nhiều, phân bố ở các cấu trúc khác nhau của não bộ.