Trình bày chế độ phong kiến Trung Quốc thời Tần, Hán
kiến thức chung
– Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang cổ nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó, Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN. Chế độ phong kiến được xãc lập dưới thời nhà Tần và sau đó tiếp tục phát triển dưới thời nhà Hán.
– Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, có ý coi mình là đáng tối cao, vua của các vua. Vua đầu tiên là Tần Thủy Hoàng đã khài đầu việc xây dựng bộ mấy chính quyền phong kiến, trong đó Hoàng đế có quyền tuyệt đối.
– Nhà Tần trị vì được 15 năm thì nhà Hán lên thay. Các hoàng đế nhà Hán tiếp tục củng cô” chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử cho con em các gia đình địa chủ.
– Bộ máy chính quyền trung ương, gọi là triều đình, có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước. Ngoài ra còn có các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp.
– Các địa phương được Hoàng đế chia thành quận, huyện, đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toởn tuân theo lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
– Các vua Tần, Hán chú ý đến xây dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước ban bố nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất.
+ Nhà Tần định hệ thống tiền tệ chung, thống nhất đơn vị đo lường và mở thêm đường giao thông. Nhà Hán lại chú trọng công việc thủy lợi. Việc sử dụng cày sắt và trâu bò kéo đã khá phổ biến, sản lượng nông nghiệp tăng hơn trước. Kho lương thực nhà nước khá dồi dào.
+ Nghề thủ công cũng phát đạt. Việc khai thác mỏ và nghề rèn đúc đồ sắt, đồ đồng được mở mang. Một số nghề thủ công khác như dệt vải, lụa, gấm vóc và làm giấy đã trở thành nghề truyền thống, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt.
+ Việc trao đổi buôn bán đã được tiến hành thuận lợi và rộng rãi trong nước. Kinh đô Trường An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) và một số thành thị khác như Lạc Dương, Thành Đô,… đã trở thành những nơi buôn bán khá sầm uất.
– Các hoàng đế Trung Quốc sớm có tham vọng chiếm nhiều đất đai của các nước khác. Nhà Tần và nhà Hán đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để thôn tính, đồng hóa các nước xung quanh. Đó là các cuộc hành quân xãm lán bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam, chiếm nước Nam Việt
– Nhưng các cuộc chiến tranh liên miên, hao người tốn của đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày cởng gay gắt. Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc kéo dởi mấy thế kỉ.
Nội dung liên quan
Hiền Cúc