Trình bày cách phân loại hiện tượng tôn giáomới theo quan điểm của học giả Trần Hà?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tác giả Trần Hà lại dựa trên quan điểm cuả Trác Tân Bình và những tính chất, đặc thù của các giáo phái mà phân chia chi tiết hơn thành 4 loại: 1. Phong trào thờ cúng, đó là các phong trào “siêu giác tĩnh tọa” và phong trào Meher Baba đều bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, Nichiren Shoshu, Soka Gakkai bắt nguồn từ PG Nhật Bản, Subud bắt nguồn từ giáo phái Sufi truyền thống thần bị chủ nghĩa của Islam. Đặc điểm của các phong trào tôn giáo này là lấy bản thân con người làm trung tâm với mục đích thanh trừ đau khổ cho con người và nhân loại. 2. Phong trào thánh linh mới giáng lâm, đó là các phong trào tôn giáo mới được thai nghén và nảy sinh từ Kitô giáo như Khoa học Kitô, Chứng nhân Giêhôva, phái nghỉ ngày thứ bảy, giáo hội thánh đồ cuối cùng của Giesu, dân chúa Giesu, người Do Thái đi theo Giesu, phong trào Phục hưng mầu nhiệm Thiên Chúa giáo, giáo đoàn Thống nhất, phong trào màu nhiệm hoặc Thánh linh mới giáng lâm... Đặc trưng của những tôn giáo này: kêu gọi quay trở lại truyền thống đã bị lãng quên, không tiếp nhận những khải thị mới hoặc thông qua những phương thức như lời nói linh thiêng, xuất thần nhập hóa, chữa bệnh, làm những động tác kỳ quặc để tiến hành giao tiếp đặc biệt với Thánh linh. Cũng có phong trào tôn giáo mới trốn tránh tổ chức tôn giáo truyền thống, muốn đưa ra một loại thể nghiệm và sùng bái tôn giáo có tính nội tại, khống chế theo tinh thần cá nhân... 3. Phong trào tà giáo Phương Tây đương đại, đó là các phong trào Ngôi đền nhân dân, giáo phái David ở Mỹ, Ma đen hay hội những người anh em da trắng, Thành vệ mới, Những đứa con của Chúa, giáo đoàn thế giới thần thánh, Giáo hội những người may mắn sống sót. Đặc trưng của nhóm tôn giáo này là những tổ chức cực đoan, cho rằng giáo chủ là những người tài năng siêu phàm vầ quyền uy nhất, tín đồ phải phục tùng giáo chủ tuyệt đối. Phương pháp thu hút tín đồ là lừa gạt và tẩy não để khống chế về mặt tư tưởng. Các nhóm tôn giáo mới này còn có hành vi bạo lực, ngược đãi và hành hạ trẻ em, dâm loạn, quần hôn và đồi bại (Ma đen), tự sát tập thể (Ngôi đền nhân dân và David, Hội những người anh em da trắng). Những tôn giáo này thường thù địch với xã hội hiện thực, rêu rao ngày tận thế sắp đến, tín đồ bi quan, mất phương hướng sống và hy vọng thoát khỏi thế giới vô vị để được tái sinh, kêu gọi tín đồ ly khai khỏi gia đình, sống tập thể. Tổ chức các tôn giáo mới này nghiêm ngặt, lợi dụng lòng tin của tín đồ để quyên góp tiền của hay sức lao động, thậm chí cưỡng bức lao động. 4. Phong trào chuẩn tôn giáo, là các phong trào TG mới: nhóm bạn bè kết giao, Huấn luyện giác ngộ Gest stal, siêu giác tĩnh tọa, yoga, tâm lý trị liệu, phản hồi sinh vật, khống chế tư tưởng. Đặc trưng của các phong trào tôn giáo mới này có thái độ tích cực với khoa học, luôn cho mình là chân chính và dùng thiết bị phản hồi sinh vật để cải thiện phương pháp tĩnh tọa, tin vào dự cảm, ánh sáng của cơ thể con người, và các hiện tượng thần kỳ khác, xem đó là công năng tự nhiên mà khoa học đang quan tâm. Tín đồ của nhóm này tự thay đổi bản thân mình để vượt qua áp lực văn hóa hiện thực hoặc chú trọng quá trình suy nghĩ và thể nghiệm bản thân, tập luyện cho bản thân hòa hợp với vũ trụ hoặc nhận thức được cái bản ngã chân chính hay cái tồn tại siêu việt, đó là sự thể nghiệm nội tâm. Mục đích tham gia các phong trào tôn giáo mới này của tín đồ là để chữa bệnh, thể nghiệm bản thân và hòa nhập với vũ trụ.
Trả lời
Tác giả Trần Hà lại dựa trên quan điểm cuả Trác Tân Bình và những tính chất, đặc thù của các giáo phái mà phân chia chi tiết hơn thành 4 loại: 1. Phong trào thờ cúng, đó là các phong trào “siêu giác tĩnh tọa” và phong trào Meher Baba đều bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, Nichiren Shoshu, Soka Gakkai bắt nguồn từ PG Nhật Bản, Subud bắt nguồn từ giáo phái Sufi truyền thống thần bị chủ nghĩa của Islam. Đặc điểm của các phong trào tôn giáo này là lấy bản thân con người làm trung tâm với mục đích thanh trừ đau khổ cho con người và nhân loại. 2. Phong trào thánh linh mới giáng lâm, đó là các phong trào tôn giáo mới được thai nghén và nảy sinh từ Kitô giáo như Khoa học Kitô, Chứng nhân Giêhôva, phái nghỉ ngày thứ bảy, giáo hội thánh đồ cuối cùng của Giesu, dân chúa Giesu, người Do Thái đi theo Giesu, phong trào Phục hưng mầu nhiệm Thiên Chúa giáo, giáo đoàn Thống nhất, phong trào màu nhiệm hoặc Thánh linh mới giáng lâm... Đặc trưng của những tôn giáo này: kêu gọi quay trở lại truyền thống đã bị lãng quên, không tiếp nhận những khải thị mới hoặc thông qua những phương thức như lời nói linh thiêng, xuất thần nhập hóa, chữa bệnh, làm những động tác kỳ quặc để tiến hành giao tiếp đặc biệt với Thánh linh. Cũng có phong trào tôn giáo mới trốn tránh tổ chức tôn giáo truyền thống, muốn đưa ra một loại thể nghiệm và sùng bái tôn giáo có tính nội tại, khống chế theo tinh thần cá nhân... 3. Phong trào tà giáo Phương Tây đương đại, đó là các phong trào Ngôi đền nhân dân, giáo phái David ở Mỹ, Ma đen hay hội những người anh em da trắng, Thành vệ mới, Những đứa con của Chúa, giáo đoàn thế giới thần thánh, Giáo hội những người may mắn sống sót. Đặc trưng của nhóm tôn giáo này là những tổ chức cực đoan, cho rằng giáo chủ là những người tài năng siêu phàm vầ quyền uy nhất, tín đồ phải phục tùng giáo chủ tuyệt đối. Phương pháp thu hút tín đồ là lừa gạt và tẩy não để khống chế về mặt tư tưởng. Các nhóm tôn giáo mới này còn có hành vi bạo lực, ngược đãi và hành hạ trẻ em, dâm loạn, quần hôn và đồi bại (Ma đen), tự sát tập thể (Ngôi đền nhân dân và David, Hội những người anh em da trắng). Những tôn giáo này thường thù địch với xã hội hiện thực, rêu rao ngày tận thế sắp đến, tín đồ bi quan, mất phương hướng sống và hy vọng thoát khỏi thế giới vô vị để được tái sinh, kêu gọi tín đồ ly khai khỏi gia đình, sống tập thể. Tổ chức các tôn giáo mới này nghiêm ngặt, lợi dụng lòng tin của tín đồ để quyên góp tiền của hay sức lao động, thậm chí cưỡng bức lao động. 4. Phong trào chuẩn tôn giáo, là các phong trào TG mới: nhóm bạn bè kết giao, Huấn luyện giác ngộ Gest stal, siêu giác tĩnh tọa, yoga, tâm lý trị liệu, phản hồi sinh vật, khống chế tư tưởng. Đặc trưng của các phong trào tôn giáo mới này có thái độ tích cực với khoa học, luôn cho mình là chân chính và dùng thiết bị phản hồi sinh vật để cải thiện phương pháp tĩnh tọa, tin vào dự cảm, ánh sáng của cơ thể con người, và các hiện tượng thần kỳ khác, xem đó là công năng tự nhiên mà khoa học đang quan tâm. Tín đồ của nhóm này tự thay đổi bản thân mình để vượt qua áp lực văn hóa hiện thực hoặc chú trọng quá trình suy nghĩ và thể nghiệm bản thân, tập luyện cho bản thân hòa hợp với vũ trụ hoặc nhận thức được cái bản ngã chân chính hay cái tồn tại siêu việt, đó là sự thể nghiệm nội tâm. Mục đích tham gia các phong trào tôn giáo mới này của tín đồ là để chữa bệnh, thể nghiệm bản thân và hòa nhập với vũ trụ.