Trình bày ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ. Cho ví dụ minh họa?
ngoại ngữ
Câu hỏi được gộp với Trình bày ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học ngoại ngữ. Cho ví dụ minh họa?
Ngôn ngữ mẹ đẻ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình học một ngôn ngữ khác. Nguyên nhân là vì: bộ não của chúng ta sử dụng những mẫu quen thuộc từ ngôn ngữ mẹ đẻ để thành lập những giả thuyết trong việc học một ngôn ngữ khác. Điều này được thể hiện ở mọi thứ, từ ngữ âm đến ngữ pháp và cả ngữ nghĩa.
Sự ảnh hưởng này mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Điều này tùy thuộc vào những tương đồng giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai cần học. Vì vậy, những người bản xứ của hai ngôn ngữ rất khó khăn khi học các đặc điểm khác biệt của ngôn ngữ khác hơn là các điểm tương đồng.
Ví dụ về trọn âm. Vì tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm. Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm. Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Thn Dung
Hồng Nhungg
Có một thuật ngữ mang tính châm biếm mà mình khá ấn tượng, đó là "Vietlish". Nó ám chỉ sự pha trộn tiếng Anh với tiếng Việt, là cách dùng tiếng anh đặc trưng của người Việt.
Nếu tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ cố định trong đầu ta, thì các ngôn ngữ khác xuất hiện nhằm bổ sung và củng cố cho nó. Song, cũng vì cố định mà người ta thường học rất "word by wordd", chính là kiểu học mù mờ, cho rằng tiếng Việt thế nào thì các tiếng khác cũng vậy, đặc biệt là trong tiếng anh và tiếng trung. Điều này gây ra sự lệch chuẩn ở ngữ pháp và từ vựng, phản ánh vô cùng rõ rệt trình độ của người học.
Ví dụ như câu "Hà Nội đang mưa đó", dịch một cách "word by word" sẽ là Hanoi is raining now", song câu đúng phải là "It's raining in Hanoi now".