Trình bày ảnh hưởng của Nho học trước thời Minh Trị (Tokugawa 1603- 1867) tới tư tưởng người Nhật

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ở thời kì này, Nho giáo đã trở thành công cụ tư tưởng giúp chính quyền Tokugawa duy trì chế độ phong kiến của mình. Trong chính sách văn trị để thuần hóa nhân tâm của Tokugawa Ieyasu, Nho học được chọn làm nền tảng và được coi là quan học- môn giáo dục chính của nhà nước. Các thuyết Khổng- Mạnh về các mối quan hệ quân- thần, phụ- tử và nhân- lễ- nghĩa- trí- tín được đề cao, trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp sĩ nông công thương bị qui định là trật tự khép kín, không được thay đổi về đẳng cấp. Ieyasu mời nhà nho học nổi tiếng Fugawara Seika (1561- 1619) về Edo giao trọng trách chấn hưng Nho giáo, trọng dụng Hayashi Razan (1583- 1657) cho đứng đầu Hội đồng nghiên cứu một nền quốc học Nho học sao cho phù hợp với thời đại phong kiến của Mạc Phủ. Ở lãnh địa, một số lãnh chúa Daimyo là những người đỡ đầu hăng hái cho Nho giáo. Họ tự nghiên cứu, xây dựng trường học trên lãnh địa của mình. Họ còn thuê những cố vấn chuyên về Nho học vừa làm gia sư cho con trai họ đồng thời lo tổ chức các nghi thức và soạn những tài liệu bằng chữ Hán. Với tầng lớp Samurai, ngoài sự trung thành và tinh thông võ nghệ, chính quyền Tokugawa muốn họ nghiên cứu và đi theo tư tưởng Nho giáo. Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Võ sĩ cần phải trở thành tầng lớp đứng đầu trong các tầng lớp xã hội được phân định lúc bấy giờ là sĩ, nông, công, thương, tức là những người võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Muốn được như vậy, võ sĩ phải là những người không chỉ tinh thông võ nghệ mà phải văn võ song toàn. Nho giáo còn thu hút cả những người không phải là Samurai, ở các trường học, ngoài học sinh Samurai còn những học sinh bình dân. Cùng với đó, tầng lớp thương nhân là tầng lớp cuối cùng của xã hội nhưng học cũng được xã hội tôn trọng khi chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà làm ăn đúng đắn, trung thực, coi trọng lễ tín, sống nhân nghĩa. Tinh thần duy lý của Nho giáo kết hợp mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hóa Nhật Bản đã hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức. Nền giáo dục tương đối rộng rãi dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức khắp Nhật Bản. Phong trào nghiên cứu Nho giáo để làm thầy, hoặc giữ địa vị trong xã hội đã lan tràn khắp nước. Những tư tưởng của Nho giáo như tu thân tề gia, tam cương ngũ thường, tôn quân ái quốc…được đem ra giảng dạy cho mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
Trả lời
Ở thời kì này, Nho giáo đã trở thành công cụ tư tưởng giúp chính quyền Tokugawa duy trì chế độ phong kiến của mình. Trong chính sách văn trị để thuần hóa nhân tâm của Tokugawa Ieyasu, Nho học được chọn làm nền tảng và được coi là quan học- môn giáo dục chính của nhà nước. Các thuyết Khổng- Mạnh về các mối quan hệ quân- thần, phụ- tử và nhân- lễ- nghĩa- trí- tín được đề cao, trật tự xã hội gồm 4 đẳng cấp sĩ nông công thương bị qui định là trật tự khép kín, không được thay đổi về đẳng cấp. Ieyasu mời nhà nho học nổi tiếng Fugawara Seika (1561- 1619) về Edo giao trọng trách chấn hưng Nho giáo, trọng dụng Hayashi Razan (1583- 1657) cho đứng đầu Hội đồng nghiên cứu một nền quốc học Nho học sao cho phù hợp với thời đại phong kiến của Mạc Phủ. Ở lãnh địa, một số lãnh chúa Daimyo là những người đỡ đầu hăng hái cho Nho giáo. Họ tự nghiên cứu, xây dựng trường học trên lãnh địa của mình. Họ còn thuê những cố vấn chuyên về Nho học vừa làm gia sư cho con trai họ đồng thời lo tổ chức các nghi thức và soạn những tài liệu bằng chữ Hán. Với tầng lớp Samurai, ngoài sự trung thành và tinh thông võ nghệ, chính quyền Tokugawa muốn họ nghiên cứu và đi theo tư tưởng Nho giáo. Khi đó, chức năng xã hội của Võ sĩ đã chuyển biến từ vị trí võ sĩ thành chính trị gia, những viên quan lại nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Võ sĩ cần phải trở thành tầng lớp đứng đầu trong các tầng lớp xã hội được phân định lúc bấy giờ là sĩ, nông, công, thương, tức là những người võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Muốn được như vậy, võ sĩ phải là những người không chỉ tinh thông võ nghệ mà phải văn võ song toàn. Nho giáo còn thu hút cả những người không phải là Samurai, ở các trường học, ngoài học sinh Samurai còn những học sinh bình dân. Cùng với đó, tầng lớp thương nhân là tầng lớp cuối cùng của xã hội nhưng học cũng được xã hội tôn trọng khi chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo mà làm ăn đúng đắn, trung thực, coi trọng lễ tín, sống nhân nghĩa. Tinh thần duy lý của Nho giáo kết hợp mục tiêu hiệu quả cộng đồng của văn hóa Nhật Bản đã hướng người dân dần đi vào cải tạo xã hội một cách có ý thức. Nền giáo dục tương đối rộng rãi dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức khắp Nhật Bản. Phong trào nghiên cứu Nho giáo để làm thầy, hoặc giữ địa vị trong xã hội đã lan tràn khắp nước. Những tư tưởng của Nho giáo như tu thân tề gia, tam cương ngũ thường, tôn quân ái quốc…được đem ra giảng dạy cho mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.