Triển vọng đào tạo và việc làm hiện nay của nghề Công tác xã hội như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội. Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề CTXH ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động. Tuy nhiên số lượng, chất lượng đào tạo ngành CTXH đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức lớn. Cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên CTXH có bằng tiến sĩ và thạc sĩ rất ít, chỉ khoảng 30- 40 người. Thậm chí có trường chưa có giảng viên nào. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề CTXH còn một số bất cập như: chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… Nếu so sánh tính chuyên nghiệp của CTXH ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn.
Trả lời
Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội. Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề CTXH ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động. Tuy nhiên số lượng, chất lượng đào tạo ngành CTXH đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức lớn. Cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên CTXH có bằng tiến sĩ và thạc sĩ rất ít, chỉ khoảng 30- 40 người. Thậm chí có trường chưa có giảng viên nào. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề CTXH còn một số bất cập như: chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… Nếu so sánh tính chuyên nghiệp của CTXH ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn.