Trí tuệ nhân tạo chỉ là một chiếc "máy tính" hay nó thực sự có suy nghĩ?

  1. Công nghệ thông tin

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Trên báo giáo dục cách đây 2 năm, tôi có thấy 1 bài người ta đang đặt những nghi vấn về 1 máy chơi cờ tại mẽo và khi người ta quan sát ghi chép và kiểm tra nó sau khi nó đấu 200 ván phát hiện có 1 số ván cờ nó cố tình thua hay giả thua và từ đó 1 cuộc tranh cãi nẩy lửa xảy ra mà cuối cùng tôi vẫn chả thấy người ta cho kết luận. Nhưng nếu đó là sự thật thì các ai đã bắt đầu có suy nghĩ riêng và con người nên coi chừng điều đó vì họ đang tạo ra những cỗ máy vượt trội hơn chính họ và có khả năng tạo lập tư duy cá nhân

Trả lời

Trên báo giáo dục cách đây 2 năm, tôi có thấy 1 bài người ta đang đặt những nghi vấn về 1 máy chơi cờ tại mẽo và khi người ta quan sát ghi chép và kiểm tra nó sau khi nó đấu 200 ván phát hiện có 1 số ván cờ nó cố tình thua hay giả thua và từ đó 1 cuộc tranh cãi nẩy lửa xảy ra mà cuối cùng tôi vẫn chả thấy người ta cho kết luận. Nhưng nếu đó là sự thật thì các ai đã bắt đầu có suy nghĩ riêng và con người nên coi chừng điều đó vì họ đang tạo ra những cỗ máy vượt trội hơn chính họ và có khả năng tạo lập tư duy cá nhân

Theo bạn thì suy nghĩ là gì? Nó khác gì với tính toán?

Bản thân khái niệm tính toán - computation cũng nảy sinh rất tự nhiên từ thuở sơ khai, lúc con người làm phép đếm, rồi cộng trừ nhân chia. Trong lĩnh vực của các trò chơi như cờ vây hay LMHT, nơi mà các quy luật được miêu tả rõ ràng, thì suy nghĩ tcũng gần như là một dạng tính toán (nghĩ nước cờ/tính nước cờ). Theo mình hiểu, tính toán là một chuỗi các suy luận logic nếu - thì dựa trên một bộ luật nhất định với mục tiêu cuối cùng là xác thực tính đúng đắn của các mệnh đề. Bộ luật đó càng chặt chẽ, đầy đủ, chính xác, ko tự mâu thuẫn, thì càng dễ đưa vào cho máy tính xử lý tự động. Trong thế giới thực, trừ các định luật tự nhiên, thì các quy luật xã hội, đặc biệt giữa người với người, là rất phức tạp và tương đối. Vì vậy mới có hai từ suy nghĩ lý trí  suy nghĩ cảm tính. Có thể xem suy nghĩ lý trí là một dạng tiệm cận với tính toán. Ngôn ngữ của suy nghĩ cũng phức tạp hơn rất nhiều, ở các động vật bậc cao như linh trưởng thì giới nghiên cứu dùng thuật ngữ ngôn ngữ tự nhiên (trái với ngôn ngữ hình thức).

Một đặc điểm phân biệt khác: tính toán là một quá trình rời rạc có bắt đầu và kết thúc. Bắt đầu với input (và bộ luật), kết thúc trả ra output. Nó diễn ra từng bước, mỗi bước là một thao tác xử lý, một phép toán. Các bước liên kết với nhau bởi các cấu trúc điều khiển (rẽ nhánh - if... then... else..., lặp). Suy nghĩ, ngược lại, là một chuỗi các hoạt động thần kinh diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ (trừ lúc ngủ không mơ), không thể chia thành từng bước rời rạc. Các xung thần kinh truyền từ neuron này sang neuron kia, dù có tính xác định (trên ngưỡng nào đó là truyền được), nhưng cũng có tính ngẫu nhiên (không phải lúc nào cũng vậy). Tính ngẫu nhiên đó có thể giải thích cho tính bất định của dòng suy nghĩ trong đầu ta (bạn thử cố tập trung đếm hơi thở từ 1 đến 100 là sẽ thấy rất nhiều suy nghĩ lung tung tự hiện lên, mà bạn ko kiểm soát được). Nó cũng giải thích cho suy nghĩ cảm tính hay khả năng tưởng tượng của ta. Input và ouput của bộ não cũng là các luồng tín hiệu liên tục từ các neuron cảm giác và neuron vận động.

Trả lời cho câu hỏi của bạn: Các thuật toán trí tuệ nhân tạo hiện tại, cho dù có "thông minh" đến chừng nào đi nữa, vẫn chỉ là các chuỗi tính toán rời rạc. Dù vậy, trong các thuật toán học máy đã có đưa vào các yếu tố ngẫu nhiên và xác suất để đối phó với bản chất tương đối - không phải chỉ có đúng hoặc sai - của các bài toán ở thế giới thực. Các xung thần kinh cũng có thể mô hình hóa bởi tính toán song song, tính toán phân tán. Người ta cũng đang nghiên cứu những kiến trúc phần cứng mới, mô phỏng neuron tốt hơn so với CPU hiện tại. Kiến trúc máy tính cũng phải được thay đổi: kiến trúc hiện tại là CPU (nơi thực hiện tính toán) - RAM (nơi chứa chương trình và dữ liệu); so với não bộ thì neuron vừa là đơn vị tính toán và lưu trữ...

Tuy nhiên, dù chế ra được một con robot với một bộ não máy tính có trí thông minh như người, thì suy nghĩ của nó cũng sẽ không lý trí hoàn toàn, bởi vì bản chất của xã hội là tương đối và mâu thuẫn. Nó có thể output ra nhiều kết quả với các con số phần trăm khác nhau, giúp chúng ta lựa chọn và quyết định. Cảnh một con robot chạy loanh quanh trong nhà giúp ta đủ thứ việc, hay trợ lý ảo luôn thường trực trong chiếc điện thoại của ta, đã ko chỉ có trong phim sci-fi nữa. Nhưng cái ngày mà nó thực sự làm chúng ta bất ngờ về độ thông minh sắc sảo của nó, chắc sẽ còn xa lắm. Và có lẽ đến ngày đó, ta cũng sẽ hiểu thêm một chút về bản thân mình (hoặc là không).

Về vấn đề cảm xúc thì bạn có thể đọc qua các bình luận của mình ở thread này: 

Các con robot trí tuệ nhân tạo có chỉ số EQ ko? (noron.vn)

Một số câu trả lời khác của mình liên quan đến AI:

  • Có phải AI có khả năng tự học siêu việt nhưng khả năng nhận thức lại không bằng con chó con mèo? (noron.vn)

  • Mọi người có nghĩ đến một ngày nào đó Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đe doạ loài người ko? (noron.vn)

  • Trí tuệ nhân tạo được hiểu một cách dễ nhất là như thế nào? (noron.vn)

  • Tại sao những con robot như Sophia có thể trả lời thông minh đến như vậy? (noron.vn)

Tôi không hiểu ý bạn lắm, nếu bạn nói rằng trí tuệ nhân tạo hiện giờ có ý thức chưa thì còn được.

Còn về "máy tính" thậm chí não bộ con người cũng có thể xem là một chiếc máy tính nhưng thứ mà trí tuệ nhân tạo vẫn còn thua là sức mạnh của bộ máy và ý thức.

Về sức mạnh đơn thuần thì Ai vẫn thua chúng ta nhưng xét về sự chuyên môn hóa những thứ giản đơn thì sức mạnh của máy móc đã hơn vì tiến hóa và vận động xã hội đã phát triển não bộ của chúng ta không theo hướng đó.

Còn về ý thức gồm 3 phần: tri thức, tình cảm và ý chí.

Về tri thức thì những thứ như deep learning, mạng noron,... thì vẫn còn rất thô sơ và chỉ đạt đến trình độ nhận thức cơ bản nhất nếu so sánh với chúng ta và những công nghệ mới nhất chỉ mới đạt trên phần rất nhỏ của nhận thức cảm tính như cảm giác và tri giác chưa đạt đến biêu tượng mà cần sự hỗ trợ của con người rất nhiều.

Về tình cảm thì khi phần tri thức chưa hoàn thiện thì nó cũng rất thô sơ.

Về ý chí: chưa có.

- Từ những điểm trên ta có thể xét rằng Ai chưa có ý thức.

Não bộ con người được coi là một sever khổng lồ thì khác gì máy tính ạ?

Còn hỏi đã có "Ý thức" chưa? Thì em xin trả lời là chưa

AI hiện nay còn quá thô sơ so với nhưng bộ phim khoa học viễn tưởng:)

Nếu nói nó có suy nghĩ thì đó là suy nghĩ của con người hay nói thẳng ra là của...ông coder:))

Nhưng mà gần đây cũng có một trò chơi mà hai trí tuệ nhân tạo đấu với nhau và nó phải tự học hỏi để thắng nhưng mà nó là một con bot thì chắc chắn quét được các lỗ hổng và đương nhiên nếu tìm được lỗ hổng thì sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề.Em không giỏi về công nghệ AI lắm nên có thể hiểu bot đó đã sử dụng lỗ hổng bằng If...else do mấy ông coder lập trình thì đương nhiên là chưa có "Ý thức" rồi.

 Những chiếc máy tính được cài đặt và lập trình với những thuật toán để ra kết quả phục vụ con người, và càng ngày AI càng thêm “tinh vi” vì trí tuệ con người càng  phát triển để đầu tư thêm vào AI. Có lẽ vì thế mà chúng ta nghĩ rằng những kết quả mà AI đưa ra là sự suy nghĩ ?! Nó là máy tính thôi, máy có thuật toán để tính

Hiện tại mình nghĩ là không nhưng trong tương lai cũng có thể lắm. Con người ngày càng thông minh và đầu tư nhiều vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo này và rất có thể trong tương lai chúng ta sẽ có những cỗ máy không chỉ làm việc tốt mà thậm chí còn biết suy nghĩ và có cả cảm xúc. Không thể giới hạn trước những phát minh trong tương lai.