TRÍ TUỆ KINH DOANH THỰC CHIẾN VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (game theory)
Nhà kinh doanh thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: "Thương trường là chiến trường". Theo đó, sẽ luôn có người thắng kẻ bại, bởi ta chỉ thành công chưa đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại.
Thế nhưng nhà tài phiệt ngân hàng đầu thế kỷ XX, Bernard Baruch lại khuyên mọi người: "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình toả sáng". Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh thị trường, nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Nó không chỉ đơn thuần là chiến trường, nó là một cuộc chơi. Với tư cách là người chơi – sẽ chơi như thế nào và chơi với tâm thế ra sao? Mỗi lựa chọn của bạn sẽ dẫn đến những kết quả xác định, vì vậy bạn phải tỉnh táo, đầy mưu lược và phải có tầm nhìn xa trông rộng.
Cuốn sách Trí tuệ kinh doanh và lý thuyết trò chơi giới thiệu gần 100 chiến lược áp dụng lý thuyết trò chơi nhằm giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trước mỗi lựa chọn trong kinh doanh và trong cuộc sống.
business
,kinh doanh và khởi nghiệp
Bài học 1: Chiến lược "Đại dương xanh" trong kinh doanh
Chiến lược "Đai dương xanh" là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác. Có thể dễ nhận thấy Chiến lược Đại dương xanh có những đặc điểm sau:
1. Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
2. Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết.
3. Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
4. Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
5. Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp..
DAVIDCHIM
Bài học 1: Chiến lược "Đại dương xanh" trong kinh doanh
Chiến lược "Đai dương xanh" là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác. Có thể dễ nhận thấy Chiến lược Đại dương xanh có những đặc điểm sau:
1. Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
2. Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết.
3. Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
4. Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
5. Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp..
DAVIDCHIM
Bài học 11: 15 lời khuyên đối nhân xử thế để cả đời được lợi
Một danh nhân triết học từng nói: “Thói quen thực sự là một loại sức mạnh vừa ngoan cường lại to lớn. Nó có thể làm chúa tể cuộc đời của con người. Cho nên, ai cũng cần phải thông qua giáo dục mà bồi dưỡng nên một loại thói quen tốt đẹp.” Vì vậy, hãy nhớ kỹ 15 lời khuyên về nguyên tắc đối nhân xử thế dưới đây để cả đời được lợi!
1. Khiêm tốn có thể đem lại nhân duyên tốt đẹpNgười hiểu biết nông cạn, kiến thức không rộng thường hay không khiêm tốn. Người có kiến thức rộng lớn, bản lĩnh nhất định là người khiêm tốn.
Khiêm tốn có thể giúp bạn thi triển ra tài năng trên con đường sự nghiệp. Cho nên, trong cuộc sống hãy ít đàm luận về những điều mình đắc được. Làm người nhất định phải học được cách cúi đầu thì mới trưởng thành được!
2. Tuân thủ nghiêm ngặt tín nghĩa sẽ được ngàn vàng
Người thường xuyên nói dối thì điều đạt được chính là “cho dù nói thật cũng không ai tin”. Thành thật, thủ tín là cái gốc của làm người. Thành thật, thủ tín cũng là vũ khí sắc bén của mỗi người.
3. Lúc sống bình an phải nghĩ đến lúc gian nguy
Người xưa có câu: Lo lắng nguy hiểm nên mới cầu an, lo lắng bị rớt lại nên mới có thể tiến lên. Cho nên biết trước được nguy cơ thì mới không ngừng tiến lên.
4. Giữ thể diện cho người khác chính là giữ thể diện cho mình
Một khi bạn làm mất thể diện của người khác thì cuối cùng người bị tổn hại cũng chính là bản thân mình. Cho nên, cố gắng đừng bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, đừng tùy tiện làm mất thể diện của người khác.
5. Đừng vì việc nhỏ mà tức giận
Tính cách tốt là bộ trang phục tốt nhất trong các mối quan hệ với người khác. Cảm xúc phẫn nộ sẽ khiến bạn không thể làm tốt được việc gì. Hơn nữa, tức giận cũng chính là làm tổn hại đến bản thân. Cho nên, phải học được cách đừng tức giận, làm người đừng dễ dàng bị tức giận.
6. Độ lượng hơn người sẽ giúp thành tựu được đại nghiệp phi phàm
Người mà luôn khoan dung, độ lượng với khuyết điểm, sai lầm của người khác thì sẽ luôn thắng được lòng người, khiến mọi người luôn muốn ở gần. Xung quanh họ giống như có một loại từ trường hút người vậy! Khoan dung là cánh cửa lớn để dẫn đến thành công.
Khoan dung là đại pháp bảo giúp thành lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nó khiến con người trở thành một người khí phách, to lớn.
7. Làm người tối kỵ là cao ngạo
Người luôn cao ngạo thì sẽ bị chính sự cao ngạo ấy hủy diệt. Sự cao ngạo sẽ khiến cho sự nghiệp của bạn khó mà phát triển được. Làm người đừng cuồng vọng, cao ngạo, đó cũng chính là cấp cho mình một đường lui.
8. Làm bất luận việc gì cũng phải để một đường lui
Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.
9. Việc nhỏ không nhẫn thì sẽ loạn đại mưu
Từ xưa đến nay, người làm được việc lớn thì nhất định là người có tâm nhẫn nhịn. Có thể nhẫn nhịn người khác mới có thể được cơ hội.
Nhẫn là việc mà một người thường khó có thể làm được, nhưng người có thể nhẫn mới có thể thành tựu được việc mà người thường không thể làm được.
10. Chịu thiệt là phúc
Chịu thiệt là phúc, phải có cho đi thì mới được nhận lại, có xả bỏ mới có đắc được. Làm người mà có thể chịu được một chút thiệt nhỏ thì sẽ đắc được những lợi ích lớn, cho nên phải có gan chịu thiệt.
11. Nắm chắc điểm mấu chốt của nguyên tắc, đừng vì việc nhỏ mà hỏng việc lớn
Người quân tử “biết thân biết phận”, “an phận thủ thường” và chuẩn bị tốt tất cả, chờ đợi thời cơ mà Thiên mệnh an bài. Người tiểu nhân luôn làm những việc mạo hiểm để đạt được những thứ không nên được. Đối với việc lớn mà muốn thành thì không thể hồ đồ.
12. Muốn làm thành đại sự phải “co được giãn được”
Con người khi gặp tình thế khó khăn phải làm được tạm thời lùi một bước nếu không tất sẽ bị đổ xuống cho đến lúc diệt vong. Người có thể “co được giãn được” thì khi giải quyết sự việc, giải quyết vấn đề mới được thông suốt, mới làm thành được sự nghiệp lớn.
13. Học được từ chối, cự tuyệt
Miễn cưỡng đồng ý không bằng thẳng thắn, thành thật cự tuyệt. Làm người phải hiểu được rằng, có rất nhiều việc phải biết cự tuyệt!
14. Đối với người khác, đừng cầu toàn, trách cứ
Quá nghiêm khắc với người khác cũng là quá nghiêm khắc với bản thân mình. Phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ cho người khác bởi vì luôn trách cứ người khác sẽ khiến bạn tự cô lập bản thân, tứ bề khốn đốn.
15. Làm người phải có lòng biết ơn
Người xưa dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như dòng suối. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng bạn tràn đầy tình yêu thương. Con người phải luôn mang trong mình lòng biết ơn, mỗi người đều phải học được lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em, bạn bè…biết ơn vạn vật.
DAVIDCHIM
Bài học 10: Biến không có thành có
Cuộc CMCN 4.0 không chỉ cần những kiến thức mới mà cần cả những tư duy sáng tạo. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày càng rõ nét đã làm cho mức độ cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Các ví dụ điểm hình như sau:
Airbnb hiện tại là khách sạn lớn nhất thế giới, dù họ chẳng sở hữu bất kỳ khách sạn hữu hình nào.
DAVIDCHIM
Bài học 9: Biến thế yếu thành thế mạnh
Trong một thế giới hoàn hảo, bạn tưởng tượng mình là một người toàn tài, xuất sắc với mọi kỹ năng, có một sự nghiệp kinh doanh thành đạt và một cuộc sống thành công. Lý tưởng hơn nữa, bạn có một mái tóc tuyệt vời, một cơ thể săn chắc và một tấm vé số trúng giải độc đắc trong túi áo.
Nơi chúng ta đang sống lại là một thế giới không hoàn hảo, nơi bạn chỉ giỏi một vài thứ, giỏi hơn người khác một chút, và kém ở những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nếu bạn là một doanh nhân, điều này nghe còn chán nản hơn vì bạn muốn giỏi mọi thứ. Tệ hơn nữa, bạn còn nghĩ rằng mình nhất định phải xuất sắc mọi thứ vì bạn là người duy nhất có thể đưa doanh nghiệp đến thành công. Thực tế là bạn không giỏi mọi thứ, và không ai có thể giỏi mọi thứ.
Vậy bạn phải làm gì? Đây là cách để biến những nhược điểm của bạn thành lợi thế:
GIAI THOẠI
Thuyền cỏ mượn tên thời xưa
Gia Cát Lượng dành 2 ngày đầu chuẩn bị trong bí mật. Ông huy động 20 chiếc thuyền và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi chiếc thuyền. Sau đó xếp quanh nhóm lính thật là các lính giả làm bằng rơm. Vào ngày thứ ba, ông đưa theo người bạn là Lỗ Túc và dẫn các tàu thuyền vượt sông Trường Giang tiến gần thủy trại quân Tào.
Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân Ngụy bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra. Tên bắn ra cắm tua tủa vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên.
Cuối cùng, sau khi ước lượng rằng đã lấy đủ 10 vạn mũi tên, Gia Cát Lượng ra lệnh các thuyền chở tên quay trở về
Tay không bắt giặc thời nay
Thời đại 4.0 hiện nay nổi lên các doanh nghiệp cá nhân bán hàng online đang không cần cửa hàng, không cần vốn, không cần cả hàng hóa vẫn bán được nhờ chỉ là trang fanpage cá nhân. Luồng quy trình rất đơn giản.
Đăng bán sản phẩm ===> Có người mua hàng (Thanh toán) ===> Đặt mua sản phẩm trực tuyến ===> Đặt ship lấy sản phẩm cho người mua ( Thanh toán)
PHÂN TÍCH
Trong nhiều trường hợp chúng ta có thể không mạnh nhưng nhờ vào những cách làm tốt chúng ta vẫn có thể biến mình thành mạnh mẽ với các việc làm và hành động cụ thể.
Hoàng Vũ Anh
DAVIDCHIM
Bài học 8: CÓ DŨNG KHÍ MỚI THÀNH CÔNG
Trong trò chơi, để giành thắng lợi hoàn toàn, chúng ta phải có dũng khí.
GIAI THOẠITrên thảo nguyên mênh mông, vì tranh đoạt số thịt thừa của một con bò rừng được sư tử bỏ lại, một lũ sói đã xung đột với bầy linh cẩu. Mặc dù bầy linh cẩu chết rất nhiều con, nhưng do đông hơn bầy sói nên chúng cũng cắn chết rất nhiều con sói. Cuối cùng, chỉ còn lại con sói đầu đàn và năm con linh cẩu đối đầu nhau. Hiển nhiên, lực lượng hai bên rất chênh lệch, huống hồ chân của sói đầu đàn đã bị thương trong trận hỗn chiến. Cái chân sau lê lết trên đất đó trở thành gánh nặng vướng víu sói đầu đàn.
Lũ linh cẩu từng bước áp sát, thình lình, sói đầu đàn quay đầu cắn đứt cái chân bị thương của mình rồi nhào đến vồ con linh cẩu gần nhất, cắt đứt họng nó nhanh như điện xẹt. Bốn con linh cẩu còn lại kinh sợ trước hành động của sói đầu đàn, đều đứng chôn trân tại chỗ không dám tiến lên. Cuối cùng, bốn con linh cẩu đành lê tấm thân mỏi mệt, từng bước thất thểu tránh xa con sói đầu đàn đang hằm hè nhìn chúng.
PHÂN TÍCH
Trước hoành cảnh nguy hiểm, con sói đầu đàn đã biết hy sinh một cái chân để bảo toàn tính mạng, đó là một lựa chọn bất đắc dĩ nhưng cũng rất thông minh. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại không có dũng khí và trí tuệ này nên thường rơi vào cạm bẫy “nguyên tắc cá sấu” (alligator principle).
DAVIDCHIM
Bài học 7: TRÁNH SAI LẦM CHỒNG CHẤT
Một khi sai lầm đã xảy ra, việc chúng ta cần làm không phải là ân hận mà là xem xét việc từ bỏ để giảm thiểu tổn thất.
GIAI THOẠI
Một người mẹ sai con cầm một cái bát to đi mua xì dầu. Cậu bé đến cửa hàng, trả người bán hai hào, xì dầu được đổ đầy bát, còn thừa ra một chút. Người bán xì dầu hỏi đứa trẻ:
– Cháu bé, còn chút xì dầu thừa này đổ vào đâu?
– Bác đổ xuống trôn bát cho cháu đi.
Nói rồi cậu bé lật ngược bát xì dầu và dùng trôn bát đựng số xì dầu thừa. Xì dầu trong bát đổ tung tóe hết xuống đất, nhưng nó vẫn bưng chút xì dầu ở trôn bát về nhà.
Về đến nhà, người mẹ hỏi:
– Con trai, hai hào chỉ mua được chừng này xì dầu thôi sao?
Cậu bé đắc ý nói:
– Bát đựng không hết nên con đựng số xì dầu còn lại ở trôn bát. Mẹ đừng lo, ở đây vẫn còn mà!
Nói xong, cậu bé lật ngược cái bát lại, chút xì dầu ở trôn bát cũng đổ xuống hết.
PHÂN TÍCH
Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng ta đang đóng vai cậu bé này, dù đã phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận ra và sửa chữa khiến sai lầm càng thêm chồng chất.
DAVIDCHIM
Bài học 6: GIẢM BỚT CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA LỰA CHỌN
Lý thuyết trò chơi cho rằng bất kỳ lựa chọn nào của con người cũng đều có chi phí cơ hội. Để giảm bớt chi phí cơ hội của lựa chọn, chúng ta cần xuất phát từ tình hình thực tế, đánh giá đúng đắn cơ hội bị từ bỏ.GIAI THOẠI
Giả sử có hai thùng táo: một thùng toàn quả tươi ngon, thùng kia do để lâu nên một số quả đã biến chất. Bạn nên ăn thùng nào trước, tức là ăn táo ngon hay táo hỏng trước?
Có hai cách ăn điển hình. Thứ nhất là ăn quả hỏng trước, gọt bỏ phần bị thối. Cách ăn này khiến bạn thường xuyên phải ăn táo hỏng, vì khi bạn ăn hết táo hỏng thì số táo tươi ngon cũng bị thối. Thứ hai là ăn những quả ngon nhất trước, sau đó đến quả dở hơn. Theo cách này, bạn thường không thể ăn hết toàn bộ số táo, vì khi ăn hết số táo ngon thì số táo hỏng không thể ăn được nữa, nhưng bù lại, bạn được ăn táo ngon, được thưởng thức hương vị táo tươi.
PHÂN TÍCH
Trong đời sống thực tế, đối với cơ hội bị từ bỏ, mỗi người sẽ có mong muốn và đánh giá khác nhau tùy thuộc vào phán đoán chủ quan của họ (chi phí cơ hội chủ quan). Cụ thể về vấn đề nên ăn loại táo nào trước, hai cách ăn đại diện cho hai loại quan niệm, hai loại phán đoán chủ quan về chi phí cơ hội. Phán đoán chủ quan của cách ăn thứ nhất là chi phí cơ hội của việc bị lãng phí lớn hơn chi phí cơ hội của việc thưởng thức táo ngon; phán đoán chủ quan của cách ăn thứ hai là chi phí cơ hội để thưởng thức táo ngon lớn hơn chi phí cơ hội của việc bị lãng phí.
Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với lựa chọn “ăn quả táo nào trước”, vì thế cần tỉnh táo trong việc lựa chọn chi phí cơ hội.
DAVIDCHIM
Bài học 5: CÀNG ĐƠN GIẢN CÀNG TỐT
Trong trò chơi giữa chi phí và lợi ích nhận được, lựa chọn sự đơn giản vừa giúp bạn giảm chi phí vừa nâng cao sức sản xuất, tạo điều kiện để bạn gặt hái thành công.
GIAI THOẠI
Một hôm, Einstein gặp một người bạn trên đường phố New York.
– Anh Einstein – người bạn nói – Hình như anh cần mua một cái áo khoác mới. Nhìn này, chiếc áo trên người anh đã cũ quá rồi!– Có hề gì đâu? Dù sao ở New York cũng chẳng ai biết tôi – Einstein thủng thẳng nói.
Mấy năm sau, họ lại tình cờ gặp nhau. Lúc này, Einstein đã tiếng tăm lẫy lừng, nhưng vẫn mặc chiếc áo khoác cũ kỹ ấy. Bạn ông lại khuyên ông mua một chiếc áo khoác mới.
– Hà tất phải thế? – Einstein nói – Ở đây ai mà chẳng biết tôi.
Câu chuyện khuyên chúng ta lựa chọn sự đơn giản trong trò chơi giữa chi phí và lợi ích nhận được. Như vậy có thể giảm bớt chi phí, nâng cao sức sản xuất, giúp bạn dễ đạt được thành công hơn. Thử nghĩ xem, nếu trong đầu Einstein lúc nào cũng chỉ quan tâm tới những chuyện nên mặc áo khoác nào, nên gây ấn tượng với ai thì có thể ông đã chẳng phát minh ra thuyết tương đối!
DAVIDCHIM
Bài học 4: THOÁT KHỎI SỰ VƯỚNG VÍU CỦA CHI PHÍ CHÌM
Làm thế nào để thoát khỏi sự vướng víu của chi phí chìm? Một là phải đưa ra quyết sách một cách thận trọng và nắm vững thông tin, từ đó đánh giá toàn diện mặt lợi và hại; hai là khi không thành công, phải chấp nhận hiện thực nhằm tránh tổn thất lớn hơn.Giai thoại
một bà mẹ bỏ ra 1.500 tệ mua đàn điện tử cho con. Nhưng đứa con vốn hiếu động, không thích học nhạc nên cây đàn điện tử đành xếp xó hứng bụi. Không lâu sau, bà mẹ nghe một đồng nghiệp nói có quen một thầy dạy nhạc giỏi xuất thân từ học viện âm nhạc nên lập tức mời người này làm gia sư. Lý do của bà rất đơn giản: Đàn đã mua rồi thì phải học, chi bằng mời một gia sư đến dạy, không thì phí cây đàn! Thế là mỗi tháng bà mẹ lại mất thêm 600 lệ phí gia sư, liên tục trong 6 tháng (tổng cộng 3.600 tệ) nhưng cuối cùng vẫn bỏ cuộc.
Vì không muốn lãng phí cây đàn điện tử 1.500 tệ, bà mẹ lại lãng phí thêm 3.600 tệ một cách vô ích.