Trên đời có ba hạng người.

  1. Tâm linh

  2. Hướng nghiệp

  3. Xã hội

  4. Tôn giáo

Hạng người thứ nhất là có vừa đủ phước để sống một đời, đến lúc vừa chết xong thì phước cũng hết luôn. Đến giai đoạn tuổi già thì vẫn còn phước, còn no ấm, mà cái ngày mà mình chết cũng là ngày mà mọi thứ chấm dứt. Không có chỗ gì để đi hết, không có cõi để đến, không có ai cúng tế. Nhưng mà lúc chết thì cũng có được một cái đám tang đàng hoàng. Phước mình vừa đủ trọn một đời rồi thôi, qua kiếp sau không có phước để sống nữa.
Hạng người thứ hai là phước không đủ sống một đời, tức là tuổi thọ là 70 tuổi mà đến 60 tuổi là hết phước, rồi 10 năm còn lại cực kỳ gian nan, khốn khó, vì hết Phước rồi. Con cháu cũng bỏ đi mất, không ai nuôi. Nhiều khi khổ đến nỗi phải phải xin ăn, vất va, vất vưởng. Vào nhà dưỡng lão người ta cũng không nhận, tức là phước hết rồi mà tuổi thọ thì chưa hết. Phước hết là điều thật là đáng sợ. Không biết sống như thế nào, bằng cách nào?
Trường hợp thứ ba, là có người phước dư đem theo qua cõi bên kia. Tức là chết rồi thì có đám tang đàng hoàng, người ta xây mồ mã đàng hoàng, người ta cúng tế cho ăn đàng hoàng, mà vẫn thoải mái qua kiếp sau đầu thai lại vào trong nhà giàu tiếp. Nghĩa là phước còn dư đem theo qua cõi bên kia.
Nên ở đây ba hạng người, người thứ nhất, phước vừa đủ một đời. Người ta làm đám tang xong rồi, người ta quên lãng. Mấy đám giỗ sau là dường như cũng chẳng ai nhớ. Bước vào cõi kia rồi là bắt đầu đói, ở trong cái cõi chết đó là bắt đầu đói, mà không ai cho ăn, đói khổ. Rồi rất lâu mới được đầu thai, mà cũng đầu thai vào nhà rất nghèo. Đó là người phước vừa đủ hết một đời. Còn người chưa chết mà phước đã hết thì cái khó hiện ra ngay khi còn sống. Tuổi già cơ cực, khốn đốn. Có con mà con nó bỏ lên, bỏ xuống, sống không ai lo. Mà khi chết cái đám tang không đàng hoàng, hòm còn không có người mua cho nữa. Rồi sau này mới nhờ bà con láng giềng mua cho cái hòm, người ta bỏ chôn đỡ cho xong. Rồi không ai đám giỗ nữa, rồi mất luôn, lúc chết rồi ở trong cõi kia làm ma đói vật và, vật vưỡng. Rồi đi ăn tầm bậy, tầm bạ. Kiếm gì bỏ vào miệng được thì bỏ, đói khổ mà trong cái cõi đó nó có phe, có đảng. Ta nhớ một điều thế này, trong cái cõi chết, nó có phe, có đảng, nên hồi xưa không biết ai có khấn cái câu này cực kỳ chính xác, khấn là: "cô hồn, các đảng". Cô hồn là ma đi trơ trọi một mình, các đảng là ma đi một bày. Hãy nhớ như vậy, nên khi chết rồi, khi làm cô hồn thì thì bị các ma khác có bè ăn hiếp, giống trên trần gian vậy. Cũng không khác gì. Nhiều người khổ đến mức độ như vậy, nghĩa là phước hết sạch. Lúc còn sống là khốn đốn, rồi chết rồi là còn khó khăn nữa, mà đừng có mong chuyện đầu thai. Nhiều khi làm ma như vậy ba trăm năm, chưa có ai nhận mình vào làm con. Vì họ không có thương mình. Mình chỉ đầu thai vào nhà nào mà họ thương mình, họ nhận mình làm con, rồi họ bồng bế, nâng niu cho bú móm. Khi mình bệnh, ban đêm cha mẹ còn thức để chăm lo, còn không ai thương mình hết thì đâu có nhận vào làm con, lỡ nhận vô được cái thai, thì họ trục thai phá mất. Thê thảm như vậy, đó là hết phước. Còn người mà còn phước đem theo thì không lo nữa, tới đâu có người đón tiếp, lúc chết đám tang thì lớn, trịnh trọng và đàng hoàng. Mồ mã thì có người lo, ở chỗ an lành, có người cúng tế, rồi sau đó là lựa nhà giàu đầu thai vào. Sau đó sinh vào làm con nhà giàu tiếp. Nghĩa là phước nó còn dư đem theo như vậy. Ở đây khi mà hiểu ba hạng người như vậy, bắt đầu mình nhìn lại mình.
Thì mình tính xem mình là hạng người nào. Vậy mình chọn mình là hạng người nào? Phước vừa đủ sống hết một đời?. Hoặc là không đủ sống hết một đời? Chắc ai cũng không muốn điều này. Vậy chọn dư phước để đem theo phải không? Nếu mà chọn còn dư phước đem theo thì phải biết tu, biết làm phước, biết tránh những điều tội lỗi. Hôm nay ta nói chuyện với nhau là nói cái đó. Chứ còn không là sẽ thê thảm. Thường thì điều này ai lo nhất? Tuổi trẻ mới lo, bởi vì già là hết kịp rồi. Bây giờ mới hiểu điều này thì ta không còn thời gian để tu và làm phước nhiều. Chính những người còn trẻ tuổi mới còn thời gian để tu và làm phước. Để tính tới cái chuyện này, khi mình còn tuổi trẻ thì mình mới tính được việc tu và làm phước thế nào? Để sáu bảy chục năm sau, mình còn phước dồi dào, để đem đi qua cõi bên kia tiếp.
Từ khóa: 

tâm linh

,

hướng nghiệp

,

xã hội

,

tôn giáo