Trẻ ngỗ ngược, do cha mẹ hay xã hội?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

  3. Giáo dục

Gần đây có vụ án xảy ra khá đau lòng bắt nguồn từ việc con cái hư hỏng mà người cha xuống tay với chính đứa con của mình rồi kết cục người cha lãnh án tử hình, một cái án quá đau thương.

Mọi chuyện sẽ rất là bình thường cho đến khi mình kéo xuống phần bình luận. Luồng ý kiến chia làm rất nhiều nên mình chỉ tập trung vào 2 vấn đề chính: Trẻ hư do cha mẹ giáo dục hay môi trường xã hội?

Đa phần bình luận của các vị phụ huynh mà mình thấy đều cho rằng con trẻ ngỗ ngược là do môi trường xã hội chứ không phải do bản thân mình nuôi dạy. Câu nói thường thấy nhất của các vị khi tranh luận là có con đi rồi sẽ hiểu. Chẳng phải như vậy là trốn tránh trách nhiệm nuôi dạy con hay sao? Đặt vấn đề là các con lên mạng xã hội rồi học theo thói hư tật xấu trên đó, vậy ai là người đã không quản thúc, cho phép các con có phương tiện để tiếp cận đến các thông tin ấy? Thực sự khá là thất vọng với một số bậc phụ huynh trong cách nuôi dạy con em.

https://cdn.noron.vn/2023/04/06/79642249416440166-1680750795.jpg
Từ khóa: 

con trẻ

,

cha mẹ

,

tâm lý

,

xã hội

,

tâm lý học

,

xã hội

,

giáo dục

Tại sao xưa lại nói "Con hư tại mẹ", vì người cha xưa thường phải làm việc cả ngày, người mẹ là người gần gũi và nuôi dạy con cái. Nên nếu con hư là tại ng mẹ đã dạy ko đúng đắn. Ko bàn về ý nghĩa của câu này, nhưng có thể rút ra 1 điều, trẻ con hư là do người nuôi dạy chúng.

Tác động của xã hội là điều ko thể ko tính đến, nhưng trẻ con, lớn lên trong vòng tay gia đình, dù "Nhân chi sơ, tính bản thiện" hay "bản ác", nhưng có thể nói, chúng là 1 tờ giấy trắng. Và người trẻ con tiếp xúc nhiều nhất là cha mẹ chúng, người chúng học theo cũng chính là cha mẹ chúng. Nên phụ huynh ko thể đổ lỗi cho xã hội khi con cái hư hỏng được. Vì trước khi bị vấy bẩn bởi xã hội chính đám trẻ đã nhiễm những cái xấu của cha mẹ chúng rồi. Xã hội chỉ là nơi bồi đắp và là nơi khiến sự ngỗ ngược đó được thể hiện ra mà thôi. 

Nếu nói môi trường xã hội là thứ tác động khiến 1 đứa trẻ ngoan trở nên hư hỏng thì phải hỏi lại cha mẹ chúng đâu để chúng bị xã hội tác động sâu như vậy. Để cho rõ thì việc hư hỏng ko phải là nhất thời, những con người ngỗ ngược ngay trong suy nghĩ mới thể hiện ra bên ngoài bất chấp môi trường xung quanh nó thế nào. Vậy thì khi môi trường đang tha hóa đứa con của mình, quý phụ huynh ở đâu? Nếu nói tôi vẫn quan tâm nó mà nó vẫn hư thì đó có phải là quan tâm. Cha mẹ ko đủ gần con cái để rèn luyện con của mình và đổ lỗi cho xã hội. Những quý phụ huynh này, chính họ cũng hư rồi mà họ chả biết thôi :D

Trả lời

Tại sao xưa lại nói "Con hư tại mẹ", vì người cha xưa thường phải làm việc cả ngày, người mẹ là người gần gũi và nuôi dạy con cái. Nên nếu con hư là tại ng mẹ đã dạy ko đúng đắn. Ko bàn về ý nghĩa của câu này, nhưng có thể rút ra 1 điều, trẻ con hư là do người nuôi dạy chúng.

Tác động của xã hội là điều ko thể ko tính đến, nhưng trẻ con, lớn lên trong vòng tay gia đình, dù "Nhân chi sơ, tính bản thiện" hay "bản ác", nhưng có thể nói, chúng là 1 tờ giấy trắng. Và người trẻ con tiếp xúc nhiều nhất là cha mẹ chúng, người chúng học theo cũng chính là cha mẹ chúng. Nên phụ huynh ko thể đổ lỗi cho xã hội khi con cái hư hỏng được. Vì trước khi bị vấy bẩn bởi xã hội chính đám trẻ đã nhiễm những cái xấu của cha mẹ chúng rồi. Xã hội chỉ là nơi bồi đắp và là nơi khiến sự ngỗ ngược đó được thể hiện ra mà thôi. 

Nếu nói môi trường xã hội là thứ tác động khiến 1 đứa trẻ ngoan trở nên hư hỏng thì phải hỏi lại cha mẹ chúng đâu để chúng bị xã hội tác động sâu như vậy. Để cho rõ thì việc hư hỏng ko phải là nhất thời, những con người ngỗ ngược ngay trong suy nghĩ mới thể hiện ra bên ngoài bất chấp môi trường xung quanh nó thế nào. Vậy thì khi môi trường đang tha hóa đứa con của mình, quý phụ huynh ở đâu? Nếu nói tôi vẫn quan tâm nó mà nó vẫn hư thì đó có phải là quan tâm. Cha mẹ ko đủ gần con cái để rèn luyện con của mình và đổ lỗi cho xã hội. Những quý phụ huynh này, chính họ cũng hư rồi mà họ chả biết thôi :D

  1. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, một đứa trẻ ngỗ nghịch, rồi lớn lên hư hỏng, lỗi đầu tiên là do bản thân nó đã. Ko có bố mẹ, trường lớp nào dạy con mình chửi bới, phá phách, hút chích, đâm chém, trộm cắp, cướp giật cả. Cũng ko ai dí súng vào đầu nó bắt nó phải xem những thứ đấy trên internet, ko ai bắt nó phải tụ tập với đám tệ nạn, phá làng, phá xóm... Là tự bản thân nó chọn thế. Gia đình, nhà trường dạy dỗ giáo dục nó điều hay lẽ phải để nó đưa ra lựa chọn chính xác, chứ ko chọn thay cho nó được.
  2. Trách nhiệm tiếp theo là ở phía gia đình, trẻ con tiếp xúc với gia đình từ bé cho đến lớn. Nó chỉ đến trường khi đã đủ tuổi, ở trường hầu hết thời gian cũng là ngồi học. Hết giờ học về nhà thì trách nhiệm quản lý là của gia đình, môi trường nó tiếp xúc cũng là trách nhiệm của gia đình chứ ra khỏi khuôn viên nhà trường thì trường ko quản được.
  3. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục cho trẻ em điều hay lẽ phải, trau dồi cho trẻ em kiến thức và đạo đức cơ bản, và quản lý các em trong thời gian Ở TRƯỜNG. Việc các em có nghe hay ko thì là chuyện của các em.
  4. Ở hiện tại, kể cả là khi ở trường, giáo viên cũng có rất ít công cụ để bắt buộc học sinh phải làm gì đấy. Giờ toàn con vàng con bạc, giáo viên đụng nhẹ vào là phụ huynh sẵn sàng lên combat với giáo viên; có va chạm gì là chục cái dt chĩa vào quay clip, khả năng cao là gv bay màu. Cho hạnh kiểm kém, đúp lớp; ảnh hưởng thành tích, thi đua chung; hiệu trưởng sẽ gọi gv lên sạc 1 trận. Đình chỉ, đuổi học phải họp hdkl, và thường chỉ có trường hợp lùm xùm lớn dính đến pháp luật mới có thôi.