Trẻ em nên học cách gì để phòng vệ?
Vụ việc bé gái bị gã đàn ông lạ mặt sàm sỡ ở thang máy trong chung cư Sài Gòn khiến dư luận bắt đầu hoang mang. Mình nghĩ các phụ huynh đã quá thờ ơ khi để trẻ em đi vô tư như vậy. Tuy nhiên phải chăng cũng đã đến lúc trẻ em nên học cách để phòng vệ vì không phải lúc nào ba mẹ cũng ở bên đâu nhỉ? Theo các bạn, chúng ta có thể dạy cho trẻ nhỏ những gì khi gặp kẻ xấu?
tin tức
Mình nghĩ là nên. Dạy trẻ cách sử dụng bình xịt hơi cay, cách thủ các tư thế phản kháng khi bị tấn công hoặc lạm dụng, dạy cách nhận biết đâu là hành vi yêu thương và giả vờ "yêu thương", dạy cách nhận diện kẻ tốt người xấu qua cử chỉ, lời nói. Không nhiều thì ít, hãy cho trẻ nhận thức là thế giới ngoài cánh cửa nhà bạn không an toàn.
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Minh Nghĩa
Mình nghĩ là nên. Dạy trẻ cách sử dụng bình xịt hơi cay, cách thủ các tư thế phản kháng khi bị tấn công hoặc lạm dụng, dạy cách nhận biết đâu là hành vi yêu thương và giả vờ "yêu thương", dạy cách nhận diện kẻ tốt người xấu qua cử chỉ, lời nói. Không nhiều thì ít, hãy cho trẻ nhận thức là thế giới ngoài cánh cửa nhà bạn không an toàn.
Khải Bằng
Mình tham khảo từ Phụ Nữ Online. Mn xem qua chỗ này thử xem!
Mình nghĩ không thừa đâu.
"Hãy bảo vệ con bạn, trước khi quá muộn, theo những cách này:
Giải pháp tốt nhất là không để trẻ tự do sử dụng thang máy một mình. Nhưng nếu bé phải đi một mình, thì đây là ác quy tắc an toàn khi bé ở trong thang máy với người lạ:
- Đừng tiết lộ tên con của bạn: Tránh viết tên con của bạn trên đồ dùng cá nhân một cách dễ nhận biết. Đồng thời đảm bảo rằng thông tin cá nhân của bé được bảo mật tốt, chỉ người thân trong gia đình, giáo viên hoặc những người đáng tin mới nắm rõ.
- Dạy bé chạy ngược chiều với kẻ lạ mặt hoặc đứng về phía đối diện: Điều này sẽ giúp con bạn dễ quan sát hành động của người lạ và có thêm thời gian né tránh khi cần thiết.
- Tạo “mật khẩu” riêng giữa bạn và con: Mật khẩu, hoặc một từ an toàn giúp ngăn con bạn rơi vào cái bẫy cổ điển: “Lại đây nào. Mẹ nhờ chú dẫn cháu lên tầng!”.
- Cài nút báo trên đồng hồ, vòng đeo tay: Có một số tiện ích bạn có thể mua cho con, đi kèm với nút bấm biểu thị tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn như đồng hồ, móc chìa khóa, vòng đeo tay hoặc huy hiệu. Nếu trẻ nhấn nút, tín hiệu được gửi đến cha mẹ hoặc phát ra âm thanh gây chú ý.
- Dạy trẻ phản ứng mạnh mẽ, thô lỗ nếu cần: Bạn nên dạy con rằng khi chúng bị một người lạ tóm lấy, thì bé được phép phản kháng và cư xử tệ. Khuyến khích con cắn, đá, cào và cố gắng thu hút sự chú ý bằng mọi biện pháp, khuyến khích con bạn tiếp tục hét thật to, ngay lập tức rằng: "Cháu không biết người này! Chú/ cô ấy muốn bắt cháu đi!”.
- Dạy trẻ giữ khoảng cách và hạn chế trò chuyện: Nếu bạn muốn giữ con mình an toàn, hãy dạy chúng giữ cuộc trò chuyện với người lạ ngắn hơn 7 giây, và giữ khoảng cách an toàn từ 1-2 mét trong thang máy. Bạn cũng dạy con lùi lại nếu một người lạ cố gắng đến gần.
- Tránh đi thang máy với người lạ: Nếu có thể, phụ huynh nên dặn bé tránh đi thang máy với người lạ và quay lưng vào tường khi đợi thang máy, bằng cách đó, bé có thể nhìn thấy bất cứ ai đến gần. Nếu một người lạ vào thang máy, con của bạn nên bịa ra một lý do để không vào thang máy chung với người này
- Tránh gặp gỡ bạn bè trực tuyến một mình: Trẻ cần phải nhận thức được những nguy hiểm của việc gặp gỡ bạn bè quen qua mạng. Trên thực tế, con bạn có thể đang nói chuyện với một người đàn ông 40 tuổi, có ý đồ làm hại đến bé.
Những quy tắc cơ bản đảm bảo an toàn khi cho trẻ sử dụng thang máy:
- Không chạm vào các nút không cần thiết, chỉ bấm vào tầng cần đến.
- Hướng dẫn cho trẻ biết những vị trí cần tránh như: cửa, vị trí cảm biến, không leo trèo trong thang máy.
- Chỉ cho trẻ biết cách sử dụng chuông và điện thoại trong thang máy khi cần, cách ứng phó khi thang máy xảy ra sự cố.
- Nói chuyện với bé về cách giữ bình tĩnh khi có sự cố cho đến khi nhận được sự giúp đỡ. Nếu có em nhỏ đi cùng, bé có thể trấn an em bằng cách nắm tay
- Trẻ thường đặt tay, chân hoặc đồ đạc giữa các cánh cửa để ngăn cửa đóng lại khi chờ đợi ai đó. Phụ huynh phải cho trẻ biết làm như thế là sai và nguy cơ tổn thương"
Phi Anh