Trào lưu nhảy việc: Mức độ gắn kết của người Việt Nam đang THẤP chưa từng có?
Nhảy việc hiện đang là tình trạng phổ biến với người trẻ để có nhiều trải nghiệm khác nhau trong công việc. Bên cạnh đó còn có rất nhiều lý do để dân văn phòng dẫn đến quyết định tìm kiếm môi trường làm việc khác.
Theo một cuộc khảo sát nhân lực của Anphabe vào tháng 12.2021, tỷ lệ tìm kiếm công việc mới tại Việt Nam lên đến 58%. Sau quý I năm 2022, số lượng tìm kiếm công việc mới cao nhất trong ba năm trở lại đây. Theo LinkedIn chia sẻ, thông điệp “Open to Work” trên profile cá nhân đã tăng chóng mặt trong năm nay. Người trẻ hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu cho doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hơn, nếu không được đáp ứng họ ắt sẽ có ý định chuyển sang đơn vị khác. Bạn nghĩ sao về hiện tượng này?
xã hội
Mình thấy nếu nhìn nhận rõ vấn đề này thì chìa khoá không chỉ nằm ở người lao động mà nó còn nằm ở những người quản lý. Đồng ý là tình trạng nhảy việc của người lao động hiện nay là người trẻ muốn tìm cơ hội mới, một môi trường mới đúng với định hướng và phù hợp hơn với bản thân. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận vào bản chất của vấn đề, mình nghĩ nó nằm ở ban quản trị. Là ban lãnh đạo, nhiệm vụ của họ không chỉ là lãnh đạo, là cầm tay chỉ việc nhân viên mà còn giúp cho không khí làm việc chan hoà hơn, mọi người trong tập thế luôn có sự gắn kết sâu, sự chia sẻ và đồng hành.Họ phải có khả năng lắng nghe và nhìn sâu cũng là một lợi điểm để mình có thể cảm nhận được rõ ràng hơn những nhu cầu của nhân viên, để có định hướng và có hướng cho họ động lực làm việc.
Như Ý Lê
Mình thấy nếu nhìn nhận rõ vấn đề này thì chìa khoá không chỉ nằm ở người lao động mà nó còn nằm ở những người quản lý. Đồng ý là tình trạng nhảy việc của người lao động hiện nay là người trẻ muốn tìm cơ hội mới, một môi trường mới đúng với định hướng và phù hợp hơn với bản thân. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận vào bản chất của vấn đề, mình nghĩ nó nằm ở ban quản trị. Là ban lãnh đạo, nhiệm vụ của họ không chỉ là lãnh đạo, là cầm tay chỉ việc nhân viên mà còn giúp cho không khí làm việc chan hoà hơn, mọi người trong tập thế luôn có sự gắn kết sâu, sự chia sẻ và đồng hành.Họ phải có khả năng lắng nghe và nhìn sâu cũng là một lợi điểm để mình có thể cảm nhận được rõ ràng hơn những nhu cầu của nhân viên, để có định hướng và có hướng cho họ động lực làm việc.
Ngô Nhung
Tất cả mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó mà bạn. Việc nhảy việc nhiều hiện nay có thể là do họ mơ hồ về tương lai của công ty, nghi ngờ về khả năng phát triển của công ty và không thấy đó là tiềm năng cho sự phát triển của họ hoặc họ bị mệt, thiếu động lực, đam mê khi đi làm, đặc biệt là thiếu tinh thần để làm tốt công việc được giao.
Theo LinkedIn, người lao động kì vọng ở công việc việc rằng nó sẽ giúp họ có thêm thu nhập và cân bằng cuộc sống, nhưng đó lại là thứ mà doanh nghiệp lại thiếu lúc này. Họ hay đưa ra nhiều việc khiến nhân viên bị mất cân bằng trong cuộc sống, vì công việc quá khó, quá nhiều mà mức lương thì chưa động viên được nhân viên làm tốt công việc của mình. Bằng chứng là ngày nay, mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty của họ đang bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Việc này dẫn đến việc thiếu liên kết giữa nhân viên trong công ty với ban lãnh đạo và đồng nghiệp, mà thiếu sự gắn kết như thế thì việc tìm đến một công việc mới là không có gì lạ lẫm cả.
Mặc dù nghỉ việc để tìm kiếm sự thay đổi, nhiều người lao động vẫn gặp phải cùng một vấn đề cũ tại công ty mới. Bởi “thừa thách thức - thiếu cân bằng” là tình trạng chung, khi phần lớn công ty đều đang phải gồng mình chuyển đổi và thích ứng với những biến động liên tục trong thời gian qua, dưới tác động của “cơn bão” đại dịch.
Bên cạnh đó, cách quản lý của lãnh đạo trong bối cảnh “bình thường mới” tại nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của người lao động hiện nay. Doanh nghiệp chưa chú trọng truyền thông tức thời trong thay đổi, thiếu dứt khoát trong hành động và thiếu trao đổi, lắng nghe hai chiều…
Solitary
Theo mình nó đến từ 2 phía:
Phạm Hữu Trọng
Ở một góc nhìn khác: Năm nay khó khăn về kinh tế. Doanh nghiệp xa thải, cắt giảm lao động nhiều. Quy luật 80/20, thường thì 20 người làm, cõng theo 80 ông vừa làm vừa chơi. Nên khi tối ưu thì doanh nghiệp có thể ném ra đường 40-50 ông không quá cần thiết.
Thất nghiệp tăng nên Open To Work nhiều là phải rồi.
Nguyễn Thu Huyền